Lạm bàn về các giải pháp sống chung với hạn mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long

NgocDongWRU

Thành viên cơ bản
Miền Tây đối mặn với hạn mặn khốc liệt - Mùa khô năm 2015-2016 được xem là đợt hạn, mặn lịch sử trong vòng 100 năm qua. Tuy nhiên, đợt hạn mặn mùa khô 2019-2020 được các chuyên gia nhận định sẽ khốc liệt, phức tạp hơn.

Dung tích trữ nước trong Biển Hồ (Campuchia) đến nay ước tính khoảng 5,1 tỉ m3, giảm khoảng 33 tỉ m3 so với thời điểm cao nhất ngày 1-10-2019, thấp hơn so với trung bình nhiều năm (giai đoạn 2010-2018) khoảng 15,7 tỉ m3 và thấp hơn gần 340 triệu m3 so với cùng kỳ năm 2015.

Nằm ở hạ nguồn sông Mekong, Bến Tre là địa phương chịu ảnh hưởng tình trạng xâm nhập mặn sớm nhất. Chỉ mới giữa tháng

12-2019, Bến Tre là tỉnh đầu tiên bị nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, gây ảnh hưởng đến làng hoa kiểng Cái Mơn (huyện Chợ Lách). Đây là huyện nằm sâu phía trong đất liền nhưng đợt nước mặn xâm nhập lần này bất thường, chưa từng có khiến bà con không kịp trở tay.

Một số địa phương nằm sâu phía trong đất liền như Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang cũng lo lắng trước diễn biến bất thường của đợt hạn, mặn 2019-2020 này.


Vậy giải pháp căn cơ khả dĩ nào cho cấp nước ngọt sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trong khi hạn mặn sẽ trở nên phổ biến bởi các đập thượng nguồn trên sông Mekong ? Liệu các công trình điều tiết mặn ngọt đủ sức giải quyết ?


Bài viết giới thiệu một cách tiếp cận và đề xuất hướng giải pháp mới trong bảo vệ nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long: từ giải pháp ngăn mặn giữ ngọt chuyển sang duy trì bảo vệ vùng ngọt và vùng mặn để nhân dân trong mỗi vùng yên tâm phát triển kinh tế và từ công trình ngăn mặn giữ ngọt sang công trình điều tiết nguồn nước. Với sự phân tích và tính toán của người viết, các giải pháp này sẽ đáp ứng được mục tiêu duy trì ổn định vùng mặn và vùng ngọt, ít tác động đến môi trường sinh thái đảm bảo được giao thông thủy ở đồng bằng sông Cửu Long tạo điều kiện thuận lợi cho dân phát triển sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng..

Qua tài liệu trên ta thấy những năm bình thường ranh giới mặn thường giao động quanh một đoạn sông nhất định. Ranh giới này chia các vùng cửa sông thành hai vùng mặn và vùng ngọt, nhân dân trong mỗi vùng đã tìm ra giải pháp canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên của mình. Những năm ranh giới mặn vượt quá ranh giới mặn những năm bình thường thì gây ra thiếu nước ở vùng giáp ranh giữa vùng mặn và vùng ngọt . Khi ranh giới mặn càng vào sâu thì tình hình thiếu nước cho phát triển kinh tế và nước sinh hoạt càng nghiêm trọng.

Mục tiêu nghiên cứu duy trì ổn định vùng mặn và vùng ngọt trong mùa khô tức là duy trì ổn định ranh giới măn qua các năm. Như vậy cần có biện pháp đưa ranh giới mặn những năm vượt quá ranh giới mặn năm bình thường về ranh giới mặn những năm bình thường, đảm bảo đủ nguồn nước cho dân trong mỗi vùng phát triển sản xuất.

Giải pháp công trình

Với mục đích duy trì ổn định vùng mặn và vùng ngọt hay nói cách khác là duy trì ổn định ranh giới mặn 4 g/l và 1 g/l qua các năm Như vậy vào những năm khi ranh giới mặn vượt qua ranh giới mặn những năm bình thường thì cần phải giảm lượng nước mặn từ biển chảy vào để duy trì ổn định ranh giới mặn. Biện pháp giảm lượng nước mặn từ biển vào sông là thu hẹp mặt cắt sông tại vị trí tuyến công trình. Phần diện tích thu hẹp được xây bằng các cống, như vậy giải pháp công trình mới có ba hạng mục:
- Khẩu độ duy trì ổn định ranh giới mặn và giao thông thủy
- Đập ngăn triều
- Cống thoát nước

là công trình điều tiết nguồn nước để duy trì ổn định ranh giới mặn nên để công trình có hiệu quả thì vị trí công trình phải ở xa ranh giới mặn và gần cửa sông. Công trình này trong điều kiện thời tiết bình thường luôn luôn mở chỉ khi ranh giới mặn vượt quá ranh giới mặn những năm bình thường mới vận hành.


Một cách tiếp cận khá hay, tại sao cứ giữ tư duy cũ ?
 

TuVanDauTu

Thành viên cơ bản
27/7/18
26
8
Thấy kết hợp giải pháp chống ngập của đồng chấy này mà lại hay


Cách đây 3 năm, hãng tôi bóc 1/3 parking để install hầm chứa nước không rác và 2/3 còn lại sẽ làm . Họ làm như thế này:




Câu hỏi là đất ở Mỹ rộng và thưa, tại sao các parking lot xung quanh city lúc này họ phải xây dựng hầm chứa nước mưa ???



Trong lúc ở VN thì không bị ép buộc làm ??? Những khu công nghiệp mọc lên, nhưng không có luật nào ép buộc làm hầm chứa nước như thế này:



tại sao ?????

"LU" - đơn giản đôi khi chỉ là thế, nhưng ở đời rất nhiều con ếch cần kêu to và đồng thanh kêu, nếu không kêu thì ai biết con ếch tồn tại.



slimline-rain-water-tank-plumbed-to-shed.jpg




Raintank-2300Lt-1.jpg




378003.jpg




TSL160.V002.Beige_-600x520.jpg




Diễn đàn congdongxaydung đã nêu từ lâu rồi, nhưng là một diễn đàn vô danh nên các con ếch không đua nhau vào đây ộp oạp.

Không quá khó cho những ngôi nhà trong ngõ nhỏ phố nhỏ



2000-Litre-Ultraslim-Colorbond-Slimline-Tank-with-internal-pump-for-toilet-flushing-1024x768.jpg


Wall_Tank_Pub_1_d90f514d-9ca6-4f13-8ca8-b0f72bbe0d10_1400x.jpg




Trước kia nước mưa còn có chỗ thấm xuống đất, giờ vỉa hè, đường sá được bê tông nhựa hóa hết nên áp lực thoát nước mưa lên hệ thống cống rất lớn + thêm phong trào người người xả rác nhà nhà xả rác nên cống càng bị tắc. Giờ muộn còn hơn không, khi có công trình nào xây mới chính quyền bắt buộc làm hệ thống này chắc là ok.

kCbk19E.jpg

Trữ nước mặt vào mùa mưa, sử dụng cho mùa khô cạn
 

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Đây là chuyên gia thủy lợi - mời mọi người xem qua


* Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL hiện nay là gì thưa ông?

- Có thể nói nguyên nhân chính đủ sức gây ra hạn-kiệt-mặn ở ĐBSCL là vào các năm có cực đoan khí hậu, thời tiết; cường độ cực đoan càng mạnh, thời gian cực đoan càng kéo dài, không gian cực đoan càng mở rộng thì thiệt hại kinh tế - môi trường càng lớn. Ngoài nguyên nhân chính thống, còn có các nguyên khác phụ trợ khác tham gia tạo ra hạn, kiệt, mặn trên ĐBSCL như tác động của thượng nguồn, biến động môi trường mặt đệm lưu vực, mức độ gia tăng dùng nước trong sản xuất và đời sống…

Như vậy: Có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên các nguyên nhân chính bao gồm: 1/ Lượng nước vào ĐBSCL các tháng cuối mùa mưa năm 2019 và các tháng đầu năm 2020 thấp hơn bình quân nhiều năm; 2/ Lượng mưa các tháng cuối mùa mưa năm 2019 cũng thấp hơn trung bình nhiều năm làm cho thế cân bằng giữa nước mặn và nước ngọt có xu hướng dịch vào sâu trong đất liền (đó là quy luật tất yếu); và 3/ Nguyên nhân chủ quan vẫn là việc sản xuất nông nghiệp chưa chuyển đổi đáng kể cho nên lượng nước sử dụng vẫn còn lớn gây áp lực lên nguồn nước



* Có phải Trung Quốc đã xây dựng 8 đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong, cùng với Lào, Thái Lan, và Campuchia cũng xây đập thủy điện là nguyên nhân đang làm cạn kiệt dòng nước và phù sa đổ về Đồng bằng sông Cửu Long?

- Hệ thống đập thủy điện phía Trung Quốc cho dù có là mấy đập, tổng dung tích có là bao nhiêu đi nữa, thì dòng chảy năm nguyên trạng qua mặt cắt Chiang Sian trở lên đến thượng nguồn sông Mekong chỉ chiếm khoảng 18% dòng chảy năm nguyên trạng sông Mekong qua mặt cắt cửa đổ Kratie, song lượng phù sa sông Mekong qua mặt cắt Chiang Sian chiếm bao nhiêu so với lượng phù sa của sông Mekong qua mặt cắt đỉnh châu thổ sông Mekong (Kratie) thì không có chuỗi số liệu thống kê để phân tích đánh giá, kể cả lúc nguyên trạng lẫn sau khi đã lần lượt có các đập thủy điện phía Trung Quốc.

Phù sa sông Mekong được sản sinh nhiều nhất và tập trung nhất là trong hai đoạn sông tích lũ liên hợp lớn nhất của sông Mekong, đó là Vientiane-Pakse và Pakse-Kratie. Hai đoạn sông này nằm trọn vẹn trong trung tâm mưa sinh lũ của lưu vực sông Mekong, là khu vực mà tổng cả tả ngạn và hữu ngạn của hai đoạn sông này có tới 21 phụ lưu lớn được bao phủ bởi nhiều cánh rừng già rộng lớn, nhiều cao nguyên và thung lũng mênh mông, đây chính là quê hương của phù sa sông Mekong cung cấp nguồn phù sa chủ yếu nhất cho ĐBSCL.

Lũ xẩy ra lớn tại một trong hai đoạn sông này đều có khả năng gây ra lũ ĐBSCL, nếu cùng xẩy ra lũ lớn trên hai đoạn sông này thì lũ ĐBSCL cũng sẽ lớn, thậm chí là rất lớn. Do vậy, cần theo dõi quá trình Lào phát triển hệ thống đập thủy điện trên hệ thống sông nhánh và trên sông chính Mekong thuộc khu vực hai đoạn sông liên hợp vừa nêu, chúng sẽ chi phối nhiều hơn đến dòng chảy và phù sa sông Mekong về ĐBSCL. Đấy là chưa kể nguy cơ lớn nhất cho đồng bằng sông Cửu Long là Campuchia xây công trình kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ và đập thủy điện Sambo sát nách Việt Nam.

Số liệu thủy văn các trạm chính dọc sông Mekong nhất là các trạm chủ chốt (Chiangsian, Vientiane, Pakse, Kratie,..) chỉ có mực nước là khá đồng bộ, còn lưu lượng và phù sa thì quá lỗ chỗ, trạm có, trạm không, lúc có, lúc không, vì vậy phân tích tính toán chúng có hệ thống, có logic theo thời gian và không gian là vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Vì vậy, hệ thống đập thủy điện đã có tại Trung Quốc và Lào giữ lại bao nhiêu phù sa, còn bao nhiêu phù sa chảy về ĐBSCL so với nguyên trạng là vấn đề khó khăn. Đó là chưa kể phù sa sông ngày càng giảm sút khi rừng bị khai thác kiệt quệ dần trên bề mặt lưu vực sông Mekong.

Chúng ta lo lắng hệ thống thủy điện thượng nguồn sông Mekong phát triển vượt quá sức chịu đựng của “hệ thông sinh thái sông ngòi” là rất có trách nhiệm. Song lo đến mức sông Cửu Long cạn kiệt nước trong mùa khô, chỉ còn tí ít phù sa vào mùa lũ qua mặt ngang Tân Châu (sông Tiền) và Châu Đốc (sông Hậu) là cái lo thái quá, dẫn đến có tác giả viết với ngôn từ “căng như dây đàn” về vấn đề thủy điện thượng nguồn sông Mekong thì không có lợi cho ta làm việc một cách khoa học, chân lý, thuyết phục... các nước bạn trong lưu vực Mekong cùng có trách nhiệm chia sẽ quyền lợi về tài nguyên nước, phù sa và thủy sản để cùng nhau phát triển theo nguyên tắc quản lý lưu vực sông.

* Dự báo tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn thời gian tới ở ĐBSCL như thế nào? Theo ông, đâu là những giải pháp tốt nhất cho ĐBSCL?

- Hiện nay ngành khí tượng thủy văn và ngành thủy lợi có đủ cơ sở nhân lực, vật lực, trí lực (mạng lưới trạm quan trắc, máy móc quan trắc, đội ngũ cán bộ khoa học, hợp tác quốc tế, các phương pháp dự báo,..) đảm bảo làm tốt công tác dự báo lũ lụt, hạn, kiệt, mặn ở ĐBSCL. Quy luật khí hậu nhiệt đới gió mùa xứ sở châu Á đã ấn định quy luật mùa khô-kiệt trùng mùa gió Đông Bắc (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau), mùa mưa lũ trùng mùa gió Tây Nam (tháng 5 đến tháng 11) diễn ra trên ĐBSCL hàng năm. Trong mùa khô- kiệt, thường tổ hợp hạn, kiệt, mặn tác động mạnh nhất đến sản xuất và đời sống vào khoảng thời gian từ 15/2 đến cuối 15/4 (tùy từng năm). Vậy trong hơn hai tháng đó, ĐBSCL sẽ phòng chống hạn-kiệt-mặn căn cơ như thế nào khi có cực đoan thời tiết, khí hậu kết hợp với các tác động phụ khác xẩy ra?

Trước hết, phải làm thật tốt chuyền đổi một cách căn cơ lâu dài cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi theo phương châm tiết kiệm nước, ít dùng nước, thích hợp trên cả ba vùng ngọt, lợ, mặn của ĐBSCL. Phát động phong trào toàn dân tham gia chống hạn, kiệt, mặn ĐBSCL bằng phương pháp tích trữ nước hợp lý như bồn chứa, bể chứa, ao hồ và đầm lầy nhỏ gần nhà hoặc trong thôn xã. Các tỉnh trọng điểm mặn ĐBSCL có thể làm việc với Tổng công ty cấp nước Cần Thơ là đơn vị có thể cấp nước sạch với khối lượng lớn bằng đường ống dẫn đến các điểm trung tâm hạn, mặn, kiệt ở miền Tây. Từ các điểm trung tâm này, dùng các phương tiện xe bồn vận chuyển nước đến các cụm cộng đồng dân cư tiếp nhận. Về lâu dài, nếu thấy hiệu quả. Chính phủ cần hình thành dự án mang tính chiến lược mở rộng quy mô nói trên đủ khả năng tham gia phòng chống hạn, kiệt, mặn cực đoan ở một số tỉnh trọng điểm ĐBSCL.

Xây dựng hệ thống cống điều khiển dòng mặn, ngọt thích hợp cả đầu ra và đầu vào trên hệ thống kênh trục, sông nhánh phụ, sông cụt... biến lòng dẫn của chúng thành hệ thống hồ chứa nước hoạt động “lưu động theo thời gian và nhịp điệu của từng con triều” để bẫy triều, kiểm soát mặn, tích ngọt. Hệ thống này chỉ hoạt động trong thời gian cao điểm mùa khô nói trên, mùa mưa mở toang hết các cửa cống điều khiển cả đầu ra và đầu vào trở lại thông thương bình thường.

Không nên đào hồ tích nước quy mô lớn trên ĐBSCL, vì hồ miền Bắc và miền Trung xây đắp tích nước ở khu vực cao rồi làm kênh dẫn nước về vùng hạn-kiệt-mặn. ĐBSCL địa hình thấp, bằng phẳng, đất chua phèn, đào hồ siêu lớn có cao trình dưới – (3-4m) để tích nước sẽ bốc hơi, thấm dọc và thấm ngang theo quy luật rút dần đến kiệt của dòng chảy hệ thống sông kênh, vả lại quỹ đất ĐBSCL là không thể lãng phí thêm vì đã có hệ thống sông kênh dầy đặc, vì địa chất ĐBSCL là trầm tích dy nhiều lớp sẽ làm nước hồ nhiễm mặn, chua phèn và tích tụ chất độc của sản xuất và đời sống dồn vào.

Về dự báo cụ thể năm 2020, xu hướng ranh mặn/ ngọt dịch sâu hơn vào đất liền sẽ còn tiếp tục trong tháng 3 nhưng sang tháng 4 tình hình này có thể giảm. So sánh tình hình mặn năm 2016 và 2020 thì thấy các giải pháp “phi công trình” có hiệu quả đặc biệt, vì vậy cần một lần nữa nhìn nhận việc phát triển “dựa vào tự nhiên” theo tinh thần nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ là rất quan trọng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng với các tỉnh cần mạnh dạn rà soát quy hoạch các hệ thống thủy lợi để điều chỉnh theo hướng “tận dụng lợi thế của thiên nhiên” hơn là “chế ngự thiên nhiên”. Các dự án nào đúng trong quá khứ nhưng không còn phù hợp với tiếp cận mới cần phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ nếu cần thiết. Cân đối diện tích lúa có nhu cầu sử dụng nước cao.

Cần theo dõi diễn biến nguồn nước cuối mùa mưa (từ tháng 9 và 10) hàng năm để có kể hoạch sản xuất và trữ nước ngọt. Lâu dài để phục vụ dân sinh nên có kế hoạch xây dựng hệ thống dẫn nước ngọt từ An Giang - Đồng Tháp về cung cấp cho các nhà máy nước ở vùng mặn.

Quản lý khai thác sử dụng nước ngầm hiện nay cần cải thiện. Nước mặn cần được thực sự là tài nguyên chứ không phải là nguy cơ và thuật ngữ “xâm nhập mặn” cũng cần sử dụng một cách cân nhắc như là sự ứng xử công bằng với nước mặn. Khái niệm kiểm soát mặn thay cho ngăn mặn cần phải biến thành hành động thực tế. Ngay cả nuôi tôm nước mặn, tùy theo thời kỳ sinh trưởng vẫn cần có ngước ngọt để pha loãng đạt độ mặn thích hợp. Nước ngọt ngày càng khan hiếm, suy cho cùng vẫn là tài nguyên quý giá nhất cho cả sinh hoạt và sản xuất.

Các ngành kinh tế dựa trên nền nước mặn (hoặc mặn/ngọt luân phiên) đang tạo cho người dân nhiều cơ hội hơn. Nhà nước ưu tiên hỗ trợ người dân trước hết về nguồn nước phục vụ sinh hoạt đồng thời hỗ trợ phát triển sinh kế giúp cho người dân được tham gia vào chuỗi giá trị mộ cách công bằng và hiệu quả.

 

atruthuynong

Thành viên cơ bản
29/11/17
13
5
Liệt kê các bài báo cho thấy đang có sự tranh chấp mặn ngọt, chứ không phải không có giải pháp

TTO - Dù có nhiều tranh cãi, phản đối của một số nhà khoa học, chuyên gia am hiểu về ĐBSCL ở Trường ĐH Cần Thơ, nhưng Bộ NN&PTNT đã chính thức có quyết định “phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1”.

Đặc biệt là đơn vị soạn thảo đã tiếp thu ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà khoa học ở Trường ĐH Cần Thơ, các nhà khoa học ở Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và Viện Quy họach thủy lợi Miền Nam và bổ sung, điều chỉnh ĐTM trình Hội đồng thẩm định.

Liên quan đến dự án này, trước đó một số chuyên gia, đặc biệt là nhóm các nhà khoa học ở ĐH Cần Thơ đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc xây dựng dự án do lo ngại tác động tiêu cực về môi trường, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của vùng này.


Đề nghị dừng dự án thủy lợi nghìn tỉ trên sông Cái Lớn - Cái Bé

TTO - Nhiều chuyên gia, nhà khoa học am hiểu về Đồng bằng sông Cửu Long đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối dự án ước tính tiêu tốn hơn 8.000 tỉ đồng trên sông Cái Lớn - Cái Bé (Kiên Giang).


Dự án ngọt hóa bán đảo Cà Mau là một bài học (thất bại) nên phải nhìn nhận để cái đi sau không mắc những sai lầm của cái đi trước".


Đầy lo ngại trước siêu dự án ngăn mặn miền Tây

Vẫn còn đó bài học về việc không tôn trọng quy luật tự nhiên từ các dự án: ngọt hóa bán đảo Cà Mau, ngọt hóa bắc Bến Tre, mâu thuẫn giữa người trồng lúa với người nuôi tôm...


Thứ nhất, sự kiện cực đoan gây hạn mặn như mùa khô 2016 không nên bị lạm dụng làm chuẩn tình hình chung để xây dựng công trình. Một khi hạn mặn cực đoan xảy ra như năm 2016 thì công trình ngăn mặn cũng không tác dụng.

Thứ hai, không hiểu vì sao mực nước biển dâng của kịch bản 2009 vẫn còn được sử dụng, thay vì kịch bản mới 2016 của Bộ Tài nguyên - môi trường.

Thực tế nước biển dâng chỉ khoảng 3mm/năm, chuyện đồng bằng bị sụt lún nhanh nhiều lần do khai thác nước ngầm quá mức một phần do sông ngòi không còn chảy, tích tụ ô nhiễm, không sử dụng được như xưa mới là điều đáng lo.

Thứ ba, cho rằng ĐBSCL phải gánh trọng trách an ninh lương thực, suy ra phải ngăn mặn để duy trì sản lượng lúa cũng thiếu thuyết phục.

Hằng năm, ĐBSCL sản xuất trung bình 25 triệu tấn lúa, xuất khẩu hơn 50%, khó có thể nói ta cần đến 25 triệu tấn để đảm bảo an ninh lương thực.

Năm 2016 hạn mặn cực đoan như thế mà ĐBSCL vẫn xuất khẩu 4,88 triệu tấn gạo, an ninh lương thực quốc gia chưa hề bị đe dọa nếu ta không tự gánh vai trò an ninh lương thực cho thế giới.

Thứ tư, cho rằng nguồn nước ngọt chảy vào ĐBSCL sẽ bị cạn kiệt do tác động từ các nước thượng nguồn là tuyên bố võ đoán. Đối với thủy điện, vấn đề chính là phù sa và thủy sản, không phải về lượng nước.

Về số lượng nước, tóm tắt nhanh thì trong những năm lũ cao thủy điện gây lũ chồng lũ, những năm khô hạn thủy điện làm hạn - mặn trầm trọng hơn. Còn trong những năm bình thường, tức là trong đa số các năm, thủy điện tác động rất ít đối với lượng nước.



Nhưng hạn mặn 2020 lại hiện diện trước mắt

Năm 2021, Kiên Giang và Hậu Giang không còn lo nước biển xâm nhập

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết thêm hiện nay các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng 2 cống quy mô lớn là cống Cái Bé và cống Cái Lớn.

Dự kiến giữa năm 2021 cả 2 cống này sẽ vận hành, khi đó Kiên Giang sẽ không phải đắp hơn 60 đập ngăn mặn vào mùa khô, đồng thời cả tỉnh Hậu Giang giáp ranh sẽ không còn nỗi lo nước biển xâm nhập vào nội đồng.

Đến năm 2025, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ triển khai dự án đưa nước ngọt từ sông Cái Bé, Cái Lớn về phục vụ đời sống, sản xuất cho người dân tỉnh Cà Mau.



Tuy nhiên những người dân ở vùng ngập mặn lại có cái nhìn khác, rằng hãy thuận thiên mà sống, ông bà ta xưa nay bao đời vẫn vậy, quê họ vùng đất thấp hơn mực nước biển 1m, bán kính 50km không tìm thấy giọt nước ngọt nào, vậy mà vẫn sống bao đời nay, chả thấy ai kêu khó kêu khổ bao giờ, thậm chí giàu hơn, sống khỏe hơn mấy nông dân trồng lúa vùng tứ giác Long Xuyên nước ngọt quanh năm làm lúa 2 năm 7 vụ .
 

hailytracdiamientay

Thành viên cơ bản
4/8/17
5
0
Nói thẳng là chính người miền Tây đâm hông người miền Tây, Cái Lớn - Cái Bé tiếp tục là một dự án thủy hại cho ĐBSCL, nhưng lợi cho "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lẫn các địa phương trong vùng dự án"




các chuyên gia ĐBSCL đã lên tiếng

GS Võ Tòng Xuân & Ngô Thế Vinh nói:
Bây giờ chính sách phát triển thủy lợi của Việt Nam phải được chuyển đổi theo sự chuyển hướng của nông nghiệp, không thể theo mục tiêu cũ để tiếp tục tăng sản lượng lúa thông qua thâm canh nông nghiệp mà phải theo mục tiêu cải thiện sinh kế của nông dân thông qua đa dạng hóa cây trồng và canh tác tổng hợp. Nhưng rất tiếc các nhóm lợi ích vẫn bám mục tiêu đầu tiên đòi hỏi phải xây dựng hệ thống thủy lợi quy mô lớn, xây dựng cống đập ngăn mặn, đào kênh dẫn nước ngọt quí hiếm từ Sông Hậu xa tít để tiếp tục bắt dân trồng lúa, như Dự án Sông Cái Lớn – Cái Bé (CLCB). Nhóm lợi ích luôn có thế lực mạnh, để được duyệt dự án thì họ mới có ăn, mặc kệ dân trồng lúa cứ nghèo.

Có thể nói là một dự án có nhiều rủi ro tiềm ẩn, huỷ hoại rộng rãi cả một hệ sinh thái mong manh của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), hoàn toàn đi ngược với tinh thần phát triển bền vững ĐBSCL "thuận thiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp thô bạo vào thiên nhiên". Ngọt hóa Bán đảo Cà Mau được khởi công từ đầu thập niên 1990 với vốn 1,400 tỉ đồng vay từ World Bank/ Ngân hàng Thế giới thất bại nhỡn tiền còn có đó, nhưng vẫn không là bài học.

Hệ thống cống đập Ba Lai cũng đang sờ sờ ra đó, chỉ nhắm giải quyết tình hình mặn ngọt cho từng vùng, rồi lập ngay quy hoạch xây dựng xây một loạt hệ thống cống đập chỉ để ngăn mặn nơi các cửa sông lớn là phá vỡ cả một hệ sinh thái mong manh đã có đó từ ngàn năm và hậu quả sẽ khôn lường, toàn ăn xổi ở thì phát triển không bền vững / unsustainable development.
 

backg

Thành viên cơ bản
30/7/19
5
1
50
Một trong những cái di sản tai hại để lại từ thời thủ tướng Võ Văn Kiệt, đó là ngọt hóa bán đảo Cà Mau, nó như tự trói người nông dân lại, tự rào người nông dân lại quanh những ưu đãi của bà mẹ thiên nhiên.

Giờ thêm biến đổi khí hậu, hạn mặn rồi Trung Quốc chặn dòng Mekong, lại tiếp tục trò ngọt hóa vừa tốn kém, vừa giết nông dân .... không hiểu nổi não trạng của những phê duyệt dự án .... cứ tiếp tục như vậy thì chỉ có chết đến chết nếu không thuận theo tự nhiên để sống chung với hạn mặn, vẫn những não trạng thời liên bang Xô Viết, với những cơn mê cuồng xây đập và khai thác quá mức các dòng sông đã và đang tàn phá môi trường, không có gì khắc phục nổi các hậu quả.

Tại sao không là, mặn thì làm 1 vụ tôm, mưa ngọt thì lúa ST25 nhà nhà đều giành mua ăn, trồng lúa 1 vụ thì cả 9 tỉnh cùng làm, giờ làm 3 vụ thì 6 tỉnh kia kiếm chuyện khác mà làm; sao cứ leo lẻo an ninh lương thực rồi đầu tư cống đập ở vô số kể ở ĐBSCL nhưng toàn các nhà thầu ở ngoài kia vào làm.
 
Thất bại làm cống ngăn mặn đầy rẫy ở Đồng Nai với huyện Thủ Đức ngày xưa, sao không là bài học nhỉ ? Nhớ láng máng năm chín mấy ở Nhơn Trạch cũng có dự ớn đắp đê ngăn mặn rửa phèn toàn bộ vùng trồng lúa ở Nhơn Trạch. Sau khi làm xong, không biết tiêu tốn hết bao nhiêu tiền, kết quả là banh xác tới bây giờ. Cái chợ Đại Phước bây giờ, hồi xưa trồng lúa 2 bên đường, sau khi làm đập ngăn mặn thì bỏ hoang luộn, không trồng lúa được nữa, sau đó phân lô bán nền, nhìn nhớp nhúa kinh khủng.