LẤY CHỒNG XÂY DỰNG
Người ngoài nhìn vào, ai cũng khen em tốt số, công việc đàng hoàng, chồng con đâu vào đấy. Em mỉm cười. Đúng là em tốt số thật. Từ nhỏ ở với bố mẹ, chỉ lo học hành. Lớn lên thì đi làm, rồi lấy chồng sinh con. Công việc mưa không đến mặt nắng không đến đầu. Mọi sự cứ đủng đỉnh như thế, yên ổn như thế. Chả tốt số thì là cái gì.
Người ngoài nhìn vào, ai cũng khen em tốt số, công việc đàng hoàng, chồng con đâu vào đấy. Em mỉm cười. Đúng là em tốt số thật. Từ nhỏ ở với bố mẹ, chỉ lo học hành. Lớn lên thì đi làm, rồi lấy chồng sinh con. Công việc mưa không đến mặt nắng không đến đầu. Mọi sự cứ đủng đỉnh như thế, yên ổn như thế. Chả tốt số thì là cái gì.
“Chồng em làm gì?” “Dạ, kĩ sư ạ”. “Kĩ sư gì?”. “Dạ, kỹ sư xây dựng ạ”. “Ối giời, vậy thì nhiều tiền lắm nhỉ”. “Dạ, cũng bình thường thôi, nhưng mà vất vả lắm ạ”. “Ôi giời, vất vả một tí nhưng có tiền là được rồi. Chịu khó ở nhà cho chồng đi làm, cuối năm nó chẳng mang về cho cả bao tiền ấy chứ”…
Đoạn đối thoại này khá quen thuộc, em đã từng được hỏi và từng được trả lời tương tự dễ có đến mấy chục lần, khi những người mới quen hoặc đã quen sơ sơ muốn biết thêm thông tin về gia đình nhỏ của em. Câu hỏi giông giống nhau. Câu trả lời cũng vậy. Nhưng em không muốn vòng vo cách khác, bởi đơn giản một điều: em không muốn là người nói dối.
Nhưng riết rồi em cũng đâm chán. Không phải chán người hỏi, mà chán người trả lời, tức là em chán chính em.
Người ngoài nhìn vào, ai cũng khen em tốt số, công việc đàng hoàng, chồng con đâu vào đấy. Em mỉm cười. Đúng là em tốt số thật. Từ nhỏ ở với bố mẹ, chỉ lo học hành. Lớn lên thì đi làm, rồi lấy chồng sinh con. Công việc mưa không đến mặt nắng không đến đầu. Mọi sự cứ đủng đỉnh như thế, yên ổn như thế. Chả tốt số thì là cái gì.
Tối về, nằm giữa hai con nhỏ, em trằn trọc. Đâu phải lần đầu tiên em thao thức. Đâu phải lần đầu tiên em mất ngủ. Bao nhiêu ngày rồi bao nhiêu đêm. Em cứ một mình như thế. Một mình cùng con như thế.
Ngày chưa có người yêu, có khi em lẩn thẩn đặt cho mình câu hỏi ngộ nghĩnh “Người (mà mình sẽ yêu) đang ở đâu, làm gì”. Bây giờ thì chả khi nào em tự hỏi “Chồng đang ở đâu, làm gì”, bởi em còn dành câu hỏi này khi gọi điện thoại, bởi ngoài câu này hoặc những câu tương tự kiểu như “ăn cơm chưa”, “đang làm gì đấy”, “dạo này thế nào”, em chả biết hỏi người đàn ông của mình điều gì nữa.
Bởi em đã quá quen với hai chữ “một mình”? Quen đến thản nhiên, đến khô cùng cảm xúc. Bởi em đã qua đi rồi cái thời tủi thân, chỉ nghĩ đến thôi cũng chảy ròng nước mắt.
Cái thời tủi thân ấy đã thẩm thấu, đã lặn vào những đứa con đang lớn lên từng ngày, và giữ lại trên gương mặt em nếp nhăn lẽ ra em chưa cần phải có. Khi em mang thai đứa con thứ nhất, mang thai đứa con thứ hai, nuôi đứa con thứ nhất, nuôi đứa con thứ hai… Bao nhiêu lần vào bệnh viện, bao nhiêu lần rớt nước mắt khi nhìn người ta như đôi chim câu, hạnh phúc và mãn nguyện cùng nhau, vội vàng và hoảng hốt cùng nhau… Bao nhiêu lần đi trên đường nườm nượp, nghẹn ngào với ý nghĩ rằng chỉ một tích tắc này thôi, một giây phút này thôi, nếu chệch đi tay lái, em sẽ chẳng thể trở về nhà cùng con… Cả giờ đây, khi em đã qua mùa con mọn, em vẫn hụt hẫng băn khoăn bởi chưa bao giờ được chồng đặt tay hoặc ghé tai lắng nghe tiếng tim thai đang đập rộn ràng trong bụng vợ.
Những phút giây em một mình ấy, chồng em đang hối hả ở công trường, đang mồ hôi mồ kê nhễ nhại, hoặc phong phanh tấm áo mặc vài ngày chưa giặt khi gió lạnh về, hoặc kiên nhẫn chờ đợi một đoàn kiểm tra đột xuất, hoặc trực mưa trực lũ, hoặc lắc lư cười bên bàn nhậu… Chồng cũng có những đêm mất ngủ, nhớ con thương vợ, chồng cũng có nhiều ngày mệt nhoài trong đơn độc. Sau lần ghé thăm con vội vàng như gió thoảng, chồng trở lại với công trường đang dang dở, với những mối quan hệ đang dang dở, để lại khoảng trống mênh mang trong ánh mắt con – khoảng trống mà em không thế lấp đầy.
Vâng, em thuộc lắm cụm từ “Lấy chồng xây dựng”. Lấy chồng xây dựng là phải biết phân biệt trong đêm tiếng xe máy tiếng ô tô tiếng gõ cửa của nhà mình hay nhà bên cạnh. Lấy chồng xây dựng là phải quen với mâm cơm nguội ngắt nguội ngơ, quen với bổn phận và trách nhiệm, là đừng phân biệt ngày làm hay ngày nghỉ, đừng vòi vĩnh, đừng õng ẹo, đừng lười nhác, đừng đòi hỏi đi đâu cũng phải có hai người…
Em biết, và em bắt em phải quen. Không vòi vĩnh, không õng ẹo, không lười nhác, không tủi thân, không được giật mình vô cớ lúc đêm khuya hay giữa chốn đông người. Tất cả những điều ấy em làm được, hoặc là em chịu được, dù em không mơ đổi lấy một bao tiền.
Nhưng em chẳng thể nào quen với hai chữ “một mình”.
---
Anh Thư
Người ngoài nhìn vào, ai cũng khen em tốt số, công việc đàng hoàng, chồng con đâu vào đấy. Em mỉm cười. Đúng là em tốt số thật. Từ nhỏ ở với bố mẹ, chỉ lo học hành. Lớn lên thì đi làm, rồi lấy chồng sinh con. Công việc mưa không đến mặt nắng không đến đầu. Mọi sự cứ đủng đỉnh như thế, yên ổn như thế. Chả tốt số thì là cái gì.
Người ngoài nhìn vào, ai cũng khen em tốt số, công việc đàng hoàng, chồng con đâu vào đấy. Em mỉm cười. Đúng là em tốt số thật. Từ nhỏ ở với bố mẹ, chỉ lo học hành. Lớn lên thì đi làm, rồi lấy chồng sinh con. Công việc mưa không đến mặt nắng không đến đầu. Mọi sự cứ đủng đỉnh như thế, yên ổn như thế. Chả tốt số thì là cái gì.
“Chồng em làm gì?” “Dạ, kĩ sư ạ”. “Kĩ sư gì?”. “Dạ, kỹ sư xây dựng ạ”. “Ối giời, vậy thì nhiều tiền lắm nhỉ”. “Dạ, cũng bình thường thôi, nhưng mà vất vả lắm ạ”. “Ôi giời, vất vả một tí nhưng có tiền là được rồi. Chịu khó ở nhà cho chồng đi làm, cuối năm nó chẳng mang về cho cả bao tiền ấy chứ”…
Đoạn đối thoại này khá quen thuộc, em đã từng được hỏi và từng được trả lời tương tự dễ có đến mấy chục lần, khi những người mới quen hoặc đã quen sơ sơ muốn biết thêm thông tin về gia đình nhỏ của em. Câu hỏi giông giống nhau. Câu trả lời cũng vậy. Nhưng em không muốn vòng vo cách khác, bởi đơn giản một điều: em không muốn là người nói dối.
Nhưng riết rồi em cũng đâm chán. Không phải chán người hỏi, mà chán người trả lời, tức là em chán chính em.
Người ngoài nhìn vào, ai cũng khen em tốt số, công việc đàng hoàng, chồng con đâu vào đấy. Em mỉm cười. Đúng là em tốt số thật. Từ nhỏ ở với bố mẹ, chỉ lo học hành. Lớn lên thì đi làm, rồi lấy chồng sinh con. Công việc mưa không đến mặt nắng không đến đầu. Mọi sự cứ đủng đỉnh như thế, yên ổn như thế. Chả tốt số thì là cái gì.
Tối về, nằm giữa hai con nhỏ, em trằn trọc. Đâu phải lần đầu tiên em thao thức. Đâu phải lần đầu tiên em mất ngủ. Bao nhiêu ngày rồi bao nhiêu đêm. Em cứ một mình như thế. Một mình cùng con như thế.
Ngày chưa có người yêu, có khi em lẩn thẩn đặt cho mình câu hỏi ngộ nghĩnh “Người (mà mình sẽ yêu) đang ở đâu, làm gì”. Bây giờ thì chả khi nào em tự hỏi “Chồng đang ở đâu, làm gì”, bởi em còn dành câu hỏi này khi gọi điện thoại, bởi ngoài câu này hoặc những câu tương tự kiểu như “ăn cơm chưa”, “đang làm gì đấy”, “dạo này thế nào”, em chả biết hỏi người đàn ông của mình điều gì nữa.
Bởi em đã quá quen với hai chữ “một mình”? Quen đến thản nhiên, đến khô cùng cảm xúc. Bởi em đã qua đi rồi cái thời tủi thân, chỉ nghĩ đến thôi cũng chảy ròng nước mắt.
Cái thời tủi thân ấy đã thẩm thấu, đã lặn vào những đứa con đang lớn lên từng ngày, và giữ lại trên gương mặt em nếp nhăn lẽ ra em chưa cần phải có. Khi em mang thai đứa con thứ nhất, mang thai đứa con thứ hai, nuôi đứa con thứ nhất, nuôi đứa con thứ hai… Bao nhiêu lần vào bệnh viện, bao nhiêu lần rớt nước mắt khi nhìn người ta như đôi chim câu, hạnh phúc và mãn nguyện cùng nhau, vội vàng và hoảng hốt cùng nhau… Bao nhiêu lần đi trên đường nườm nượp, nghẹn ngào với ý nghĩ rằng chỉ một tích tắc này thôi, một giây phút này thôi, nếu chệch đi tay lái, em sẽ chẳng thể trở về nhà cùng con… Cả giờ đây, khi em đã qua mùa con mọn, em vẫn hụt hẫng băn khoăn bởi chưa bao giờ được chồng đặt tay hoặc ghé tai lắng nghe tiếng tim thai đang đập rộn ràng trong bụng vợ.
Những phút giây em một mình ấy, chồng em đang hối hả ở công trường, đang mồ hôi mồ kê nhễ nhại, hoặc phong phanh tấm áo mặc vài ngày chưa giặt khi gió lạnh về, hoặc kiên nhẫn chờ đợi một đoàn kiểm tra đột xuất, hoặc trực mưa trực lũ, hoặc lắc lư cười bên bàn nhậu… Chồng cũng có những đêm mất ngủ, nhớ con thương vợ, chồng cũng có nhiều ngày mệt nhoài trong đơn độc. Sau lần ghé thăm con vội vàng như gió thoảng, chồng trở lại với công trường đang dang dở, với những mối quan hệ đang dang dở, để lại khoảng trống mênh mang trong ánh mắt con – khoảng trống mà em không thế lấp đầy.
Vâng, em thuộc lắm cụm từ “Lấy chồng xây dựng”. Lấy chồng xây dựng là phải biết phân biệt trong đêm tiếng xe máy tiếng ô tô tiếng gõ cửa của nhà mình hay nhà bên cạnh. Lấy chồng xây dựng là phải quen với mâm cơm nguội ngắt nguội ngơ, quen với bổn phận và trách nhiệm, là đừng phân biệt ngày làm hay ngày nghỉ, đừng vòi vĩnh, đừng õng ẹo, đừng lười nhác, đừng đòi hỏi đi đâu cũng phải có hai người…
Em biết, và em bắt em phải quen. Không vòi vĩnh, không õng ẹo, không lười nhác, không tủi thân, không được giật mình vô cớ lúc đêm khuya hay giữa chốn đông người. Tất cả những điều ấy em làm được, hoặc là em chịu được, dù em không mơ đổi lấy một bao tiền.
Nhưng em chẳng thể nào quen với hai chữ “một mình”.
---
Anh Thư