Một công ty tư vấn xây dựng với 40 nhân viên, lãi sau thuế một năm tầm bao nhiêu thì gọi là phát tri

thanhhoa

Thành viên cơ bản
2/4/13
190
14
Theo phân hạng hiện nay, một công ty tư vấn đủ tiêu chuẩn hạng I phải tầm cỡ 40 nhân viên. Tại sao lại ra con số 40 nhân viên thì sẽ phân tích sau.
Theo các anh chị nên quản lý 40 mạng hay tự thân vận động cày bằng cách đi núp pháp nhân? Vì không có hợp đồng nào mà nuôi 40 mạng thì bỏ mạng
 
  • Like
Reactions: congphuc

linhdannguyen1

Thành viên chính thức
11/10/16
123
6
Theo thuyết "bóc lột giá trị thặng dư của Max", 1 nhân viên lao động chân tay 1 tháng bóc lột tầm 3tr, 1 nhân viên lao động trí óc 1 tháng bóc lột tầm 6tr nếu công việc đều đặn, vị chi là 240tr lãi trước thuế/tháng
:cool::cool::cool::cool:
 

Mr Fill

Thành viên cơ bản
19/10/16
36
0
linhdannguyen;n1434 nói:
Theo thuyết "bóc lột giá trị thặng dư của Max", 1 nhân viên lao động chân tay 1 tháng bóc lột tầm 3tr, 1 nhân viên lao động trí óc 1 tháng bóc lột tầm 6tr nếu công việc đều đặn, vị chi là 240tr lãi trước thuế/tháng
:cool::cool::cool::cool:

Không dễ nhai đâu. Làm nghành nghề đặc thù về nhân sự chi phí con người rất lớn. Áp lực lấy hợp đồng rất lớn. Kinh doanh hàng hoá thì bữa nào xấu trời vứt đấy đi chơi cho khuây khoả đầu óc, cùng lắm là mất phí lưu kho với chi phí vận hành, bão dưỡng thôi.

Còn làm cái này mà vứt đó đi chơi là 40 cái tàu há mồm nó ăn cho sập nhà. Lợi nhuận của nghành này tốt khi và chỉ khi lợi nhuận năm có thể cover chi phí của công ty trong vòng 2 năm thì công ty đang đi lên. Lợi nhuận năm mà thì chỉ cần 6 tháng không có hợp đồng là bay khoản lời đó thì xem như công ty xuống dốc.

Xét trên những nhân viên chủ chốt, mỗi tháng nhân viên chủ chốt phải làm ra lợi nhuận đủ nuôi họ 3-4 tháng sau khi trừ chi phí quản lý, xét trên lý thuyết của hợp đồng lao động thì nếu họ thất nghiệp 2 đến 3 tháng thì họ nghỉ mà hai bên vẫn vui vẻ, nghĩa là khi đó công ty hòa vốn.

Với những công ty tư vấn xây dựng có trên 10 nhân viên thì chỉ cần doanh thu giảm 1, 2 tháng là lợi nhuận trước đó bay sạch, chưa nói các rủi ro khác. Những công ty làm mảng kiến trúc công trình thì còn bay nhanh nữa, giờ KTS mới ra trường trả 5 triệu tháng méo ai thèm làm đâu.

Thấy nhiều người cứ đếm cua trong lỗ, ngành tư vấn chỉ buôn nước bọt, mỗi dự án lời 10-15%, làm 10 dự án coi như bỏ túi 100-150%, tha hồ đếm tiền.
 

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Thời buổi nào mà còn ngồi tính lấy nhận công việc có giá trị 3 triệu, trả nhân sự 1 triệu, trừ hao các chi phí quản lý, bảo hiểm, tiếp thị ... bỏ túi 20-30%. Cách đây 10 năm và lâu hơn nữa thì còn làm được vậy, bây giờ chỉ có tư vấn nước ngoài mới may ra hy vọng canh me lãi trên 20%, tư vấn trong nước giờ cạnh tranh dữ lắm, vốn ngân sách nhà nước thì cạnh tranh kiểu nhà nước, vốn tư nhân thì cạnh tranh kiểu tư nhân, bây giờ lãi được 10% là mừng thấy ông mặt trời luôn, cứ tính loanh quanh 5% như bên thi công xây lắp cho nó bền. Với lãi kiểu này chỉ cần mà chỉ cần 1 khách hàng bể thì coi như dễ đóng công ty lắm.

Bây giờ nghành tư vấn xây dựng kiếm tiền chua lắm, nếu tự thân vận động đi núp pháp nhân thì có thể sống khoẻ vì chi phí chẳng có bao nhiêu, ngoài ra những cây cao bóng cả có thể nhận khoán, hoặc nhận những món khó về kết cấu về địa kỹ thuật tiền tươi thóc thật thì may ra. Để chỉ cần 1 cái laptop là kiếm tiền được thì các nhân vật này cũng phải có tầm cỡ nào.

Giờ mở công ty ra 1 cái là trăm nghàn chi phí đổ lên đầu, sống căng thẳng lắm. Nếu muốn mở công ty thì phải làm lớn, công ty phải ít nhất trên 100 mạng, trong đó 20% phải là cực giỏi để kéo đám còn lại. Mà muốn làm lớn thì vốn phải lớn để nuôi quân trong 6 tháng đầu, rủi ro cao lắm. Tầm 40 mạng chưa nhằm nhò gì.

Anh em làm tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án thì còn có đồng ra đồng vô nhờ thi công ăn cơm nên bố thí cho chút cháo, còn lại nói thẳng là những anh chị em nhảy đi làm tư vấn thiết kế thì ráng cày cho có kinh nghiệm rồi nhảy ra đi thi công hay quản lý dự án, mà tốt nhất nên bỏ nghề xây dựng nếu được. Ở Việt Nam nói chung kinh doanh nghành nào mà phụ thuộc vào tấm lòng bồ tát của nhân viên mà trong túi ít tiền hoặc tiền không đủ thì chỉ banh gáo. Nếu thực hiện nghiệm túc Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì thời công ty tư vấn xây dựng chỉ cần quan hệ là đủ làm mưa làm gió qua rồi.

Với tình hình cùng kéo nhau xuống hố của ngành tư vấn xây dựng nói chung, chỉ tội những anh chị em mới ra trường, không được các công ty tư vấn tuyển dụng để tái đào tạo nữa. Với nghề tư vấn thiết kế thì ai cũng biết rằng thà trả lương cho một nhân sự 20 triệu còn hơn trả lương cho ba nhân sự 20 triệu. Nôm na là giờ ngành tư vấn sẽ tiến tới không chơi với kỹ sư vỡ lòng nữa, lợi nhuận thu thêm những nhân sự này cực thấp, khi có kinh nghiệm lại nhảy đi. Thời buổi phần mềm tận răng, một chủ xị có 7 năm tuổi nghề có thể tác chiến tương đương 5 kỹ sư hay kiến trúc sư mới ra trường. Mà chưa có kinh nghiệm thì ai cho đi giám sát, vậy là con đường phải đi thi công là con đường kiếm cơm nhanh nhất của anh chị em mới ra trường, còn làm văn phòng thì kính thưa tối thiểu 5 năm để tiến thân theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP. Công ty nào nhận nhân sự mới ra trường đều chuẩn bị tâm lý là không bền, làm 6 tháng 1 năm có kinh nghiệm là đòi tăng lương, nhảy việc. Chưa nói lãnh đạo công ty, các chủ trì chủ nhiệm cũng lười chỉ bảo, vì chỉ cho nó làm gì, kiểu gì nó chả nhảy việc, mất thời gian vô ích, cho nó phụ việc một thời gian chán rùi nó bỏ - kệ công ty tuyển đứa khác.

Thời buổi này anh chị nào làm giảng viên đại học là sướng nhất, đi nhận việc về giao cho đám sinh viên kha khá cày không công hoặc giá thầy trò thì còn ngon.

Thời buổi này chua nhất là thiết kế các công trình dân dụng yêu cầu có kiến trúc sư có thứ hạng, mấy kiến trúc sư thì tính khí ẩm ương, nửa chừng bùng khỏi dự án là bể mặt với khách hàng.
 

nhannguyen

Thành viên cơ bản
7/11/14
183
9
“Một công nhân có kĩ thuật tiện cao siêu có thể giá trị gấp vài lần một công nhân với kĩ thuật trung bình. Nhưng một lập trình viên giỏi thì có giá trị gấp 10,000 lần một lập trình viên với trình độ trung bình.” – Bill Gates
Sự khác biệt giữa tay chuyên và gà mờ đó là tay chuyên thì dành 90% thời gian để suy luận, tìm tòi và thử nghiệm các phương án tối ưu nhất cho mình; còn những gà mờ thì dành 90% thời gian để debug, thay đổi vài chỗ trong code, lại debug và mong đến một lúc nào đó chương trình sẽ hoạt động. Một lập trình viên tốt cho năng suất gấp 10 một lập trình viên tầm tầm. Một lập trình viên giỏi có thể còn hơn nữa, 20 cho đến 100 lần tùy hoàn cảnh. Lập trình là việc của những người chăm chỉ, trong đó, đặc biệt là bộ não sẽ phải hoạt động điên cuồng. Những lập trình viên tốt nghĩ về công việc của mình 24/7. Họ viết ra những dòng code tuyệt vời nhất trong bồn tắm hay những giấc mơ.

Và có thể suy rộng cho những người làm nghề tư vấn xây dựng, nghề của những người có tư duy.
 

thanhhoa

Thành viên cơ bản
2/4/13
190
14
Đúng là với những người mới ra trường là bài toán đau đầu với các công ty nói chung, chứ không phải riêng ngành xây dựng hay tư vấn xây dựng.
"Có doanh nghiệp (DN) nước ngoài nói rằng phải mất 2 năm để tẩy sạch những gì sinh viên đã học. Sau đó, mất thêm 2 năm nữa để dạy những kỹ năng mà mình cần".

Trong bài phát biểu tại hội thảo "Cách mạng công nghiệp 4.0 và giáo dục" do Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức sáng 21/10, bà Phạm Thị Ly (ĐHQG TP.HCM) đã dẫn lại câu chuyện trên để khẳng định rằng, dường như đang có "độ vênh" giữa đào tạo ĐH với những gì xã hội thực sự cần.
vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/...ay-sach-nhung-gi-sinh-vien-da-hoc-335497.html

Nói chung thì sinh viên Việt Nam bản chất chung như người Việt Nam thôi: lười biếng, khôn lỏi, hoang tưởng và tham tiền! Nhưng giai đoạn này khi thu nhập đầu người chưa cao, doanh nghiệp Việt làm dự án Việt thì khó có thể tuyển dụng nhân sự nước ngoài, phải sống chung với lũ thôi.

Copy từ facebook facebook.com/TanThanhRobota
Khi nghe có doanh nghiệp họ phải mất hai năm để tẩy sạch những gì sinh viên đã học. Bạn sẽ không tin, nhung tôi khẳng định đó là sự thật!
Những cái mà bạn phải tẩy là:
- Mất 3 tháng đầu tiên để tẩy tư duy xem thường lao động: hầu hết các bạn vào đại học là nghĩ mình sẽ qua một ngã rẽ khác không còn lao động chân tay. Và khi ra trường vẫn mang một suy nghĩ đó, miễn cưỡng không say mê việc lao động chân tay. Trong khi lao động chân tay là cách duy nhất để bạn ấy rèn luyện nắm sâu sát công việc.
- Mất 3 tháng để tẩy cái tư duy: cái gì cũng ý kiến cải tiến, sáng tạo trong khi chưa hiểu được cái đó hoạt động như thế nào. Phải nói lui nói tới nhiều em phải hiểu hết nó mới cải tiến nó.
- Mất 6 tháng để tẩy tư duy cái gì cũng biết: hầu hết các bạn học trong đại học cái gì cũng học, cho nên nghĩ mình cái gì cũng biết để rồi gây ra nhiều sai lầm, thiệt hại cho doanh nghiệp. Xóa cái tư duy cái gì cũng biết đó rất lâu dài, lắm lúc cái gì cũng cho làm để thấy làm không được mới xóa được tư duy đó.
- Mất 6 tháng để tẩy cái tư duy cái gì cũng không biết: cũng như người Việt trạng thái các bạn ấy luôn từ thái cực này chuyển qua thái cực khác. Từ tư tưởng cái gì cũng biết, các bạn ấy chuyển sang tư tưởng cái gì cũng không biết. Và từ đó không dám làm gì, không còn tự tin để học việc. Thiết lập một quy trình đào tạo từng việc một cho các bạn ấy chưa đủ mà phải có sự chăm sóc tâm lý để các bạn ấy khỏi nghỉ việc bởi bi quan.
- Mất 6 tháng để tẩy cái tư duy cái gì cũng không thể sáng tạo, cải tiến thay đổi nó: Từ thái cực cái gì cũng cải tiến thay đổi, khi hiểu hết các hoạt động nó thì các bạn chuyển qua ngộp, có tư duy không có dám cải tiến gì cả.
....
Nhiêu đó cộng lại cũng đủ 2 năm, các trường nổi tiếng thì có thể hơn. Cao đẳng ít hơn đại học, trung cấp ít hơn cao đẳng !
Đó là chưa nói đến môn phụ bắt buộc như môn chính​

Khác với bóng đá, doanh nghiệp muốn bền vững phải có đội ngũ trẻ kế cận, buộc phải tự đào tạo lực lượng cho mình, chứ kiểu cứ có cầu thủ nào ngon thuê về đá là thua to ... vì doanh nghiệp tư vấn không có tiền quảng cáo.

Muốn đào tạo được thì loanh quan vẫn là biên lợi nhuận
 
27/10/16
94
4
thanhhoa;n1440 nói:
Đúng là với những người mới ra trường là bài toán đau đầu với các công ty nói chung, chứ không phải riêng ngành xây dựng hay tư vấn xây dựng.
"Có doanh nghiệp (DN) nước ngoài nói rằng phải mất 2 năm để tẩy sạch những gì sinh viên đã học. Sau đó, mất thêm 2 năm nữa để dạy những kỹ năng mà mình cần".

Trong bài phát biểu tại hội thảo "Cách mạng công nghiệp 4.0 và giáo dục" do Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức sáng 21/10, bà Phạm Thị Ly (ĐHQG TP.HCM) đã dẫn lại câu chuyện trên để khẳng định rằng, dường như đang có "độ vênh" giữa đào tạo ĐH với những gì xã hội thực sự cần.
vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/...ay-sach-nhung-gi-sinh-vien-da-hoc-335497.html



Em đọc thớt này cũng mấy bữa rồi nhưng không có tham gia vì em nhận thấy như sau (em chỉ nói khối ngành kỹ thuật thôi nhé):


1. Vấn đề "mất 2 năm để tẩy sạch những gì sinh viên đã học" có lẽ là do nhà báo hoặc cái cô này nói quá lên chứ không đến mức thê thảm như vậy. Thế giới bây giờ tương đối phẳng, khoa học cơ bản gần như lật bài ngửa lên khoe với nhau, nên không đến nỗi trang bị cho sinh viên những kiến thức sai lầm để đến mức công ty này phải mất 2 năm đào tạo lại, trừ khi công ty đó sử dụng người sai, tuyển anh cử nhân quản trị kinh doanh vào vị trí thiết kế công trình chẳng hạn.

2. Cũng có thể do môi trường xung quanh em khác nên cái nhìn của em khác. Những người làm việc hằng ngày quanh em được đào tạo từ "Liên hiệp quốc": từ Anh, từ Đức, từ Hàn Quốc, từ Pháp và từ Nhật. Em nhận thấy chuyên môn họ cũng xấp xỉ như em thôi chứ không đến mức là một người ở trên trời, một người ở dưới vực.

3. Nói vậy không có nghĩa là em cho rằng chất lượng kỹ sư mình cao bằng các nước tiên tiến. Muốn bằng họ thì còn lâu. Vì sao? Vì rất nhiều thứ lắm. Ngay cả trong Việt Nam mình đây thôi, việc so sánh khả năng tư duy trong công việc và ý thức trách nhiệm với người thân, với tương lai.... của một người ở tỉnh lẻ so với ở các thành phố lớn đã là quá khác biệt rồi, huống gì so Việt Nam với các quốc gia phát triển. Em chỉ muốn nói rằng nhân vật trong bài báo có vẻ như chỉ ví dụ một trường hợp bất thường nào đó mà họ gặp, nhà báo ngồi nghe thì giật tít cho kêu lên cho thu hút người bạn đọc.

Có lẽ chuyên ngành của em là hẹp nên em chỉ biết về cái chuyên môn hẹp của em, không hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn khác, nên em e rằng ý kiến của mình cũng chỉ là một chiều.​