Đọc bài Tìm kiếm thông tin bất động sản để mua hoặc thuê giờ khó quá ở bên kia, chợt nhớ hình như ở Mỹ việc mua bán bất động sản chủ yếu thông qua môi giới, các tin rao bán hầu hết đều được môi giới đăng. Dẫu biết rằng ngành nghề môi giới bất động sản ở Việt Nam còn khuya mới được bài bản như ở Mỹ, mình xin copy lại để tiện mọi người trao đổi
Nghề môi giới ở Việt Nam về khung pháp lý qui định còn nhiều hạn chế đặc biệt trong việc bảo vệ quyền lợi người bán, người mua và cả người môi giới khi xảy ra xung đột về lợi ích. Hoạt động môi giới bất động sản tại Việt Nam cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Nghề môi giới bất động sản như trăm hoa đua nở. Kỹ năng của môi giới giống với một người bán hàng tiêu dùng nhiều hơn. Qui trình là đăng tin – nghe điện thoại – mô tả thông tin bất động sản trên giấy – và giao dịch.
Bất động sản là một tài sản lớn, tại sao cả người mua và người môi giới ở Việt Nam đều chưa chuyên nghiệp. Đa phần môi giới tìm kiếm khách hàng thông qua câu thần chú “đăng tin rao vặt” và kỳ lạ thay nhiều người mua bất động sản cũng không thực sự quan tâm đến điều này. Nghề môi giới và thị trường hình thành và bị chi phối vào “thần chú rao vặt”. Người mua bất động sản không được tôn trọng và không đuợc phục vụ chuyên nghiệp bằng kỹ năng chuyên môn. Người môi giới sống bằng sự cầu may và bẫy cả người mua lẫn người bán (nâng giá, gửi giá ...). Rủi ro trong giao dịch bất động sản xảy ra thường xuyên vì thông tin bất đối xứng ...
Tất nhiên thì về lý thuyết thì nghề môi giới bất động sản cần có: Kiến thức về luật pháp; Am hiểu về phân khúc thị trường bất động sản mà mình hoạt động (Kiến thức về kinh tế, Kiến thức về Marketing); Kiến thức về tâm lý học; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng làm việc độc lập; Đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn hành nghề ... nhưng cứ tiếp tục dùng “thần chú rao vặt” thì trước sau gì cũng vứt bỏ.
Ngày xưa tin rao trên hai 2 website batdongsan.com.vn với muaban.net còn có chất lượng, chất lượng thông tin bắt đầu xuống cấp hẳn, lý do là phải "nuôi" môi giới - vì môi giới mới là khách hàng chính yếu, nay tin rao vặt toàn là tin tào lao tùm lum (tin không đúng, tin cũ được đẩy lên ....), mục đích đăng lên chỉ để dụ khách hàng liên lạc, sau đó mới múa may ... nhiều khi chỉ cần lùa được một khách hàng là sống cả năm.
Một số trang tổ chức bài bản, quay video clip hiện trạng nhà, kiểm chứng giấy nhà giấy cửa, pháp lý quy hoạch, hiện trạng hạ tầng ... nhưng rơi vào thất bại. theo ý kiến của cá nhân mình:
- đầu tiên người bán không mặn nếu thu phí cao, nếu không thu phí cao thì không làm nổi ... thì buộc phải thu phí người mua ... nhưng phần lớn người mua không chịu trả tiền để xem tin .... vậy mấy trang bài bản sống sao nổi.
- tiếp theo nếu người bán đồng ý trả phí cao để public .... thì các môi giới lụm liền về làm tin rao của mình, và đến đây thì chủ nhà khóc thét vì sự quấy rầy của môi giới ... vậy thì ngu gì trả phí cao
Nên kênh truyền thống vẫn là nếu vị trí đẹp và giá hợp lý thì treo biển trước nhà .... còn các trường hợp khác thì khoán cho môi giới ... lại một vòng luẩn quẩn
Ngoài việc được đào tạo bài bản, khoa học những người hành nghề môi giới, còn có môi trường làm việc với khuôn khổ pháp lý chuẩn mực đã được thiết lập ổn định, hoàn chỉnh.
Các phương tiện hỗ trợ hành nghề chuyên nghiệp như: Mạng lưới tìm kiếm khách hàng; hệ thống MLS (Multiple Listing Service) của Hiệp Hội BĐS Hoa Kỳ (NAR) rất tiện lợi, giúp cho những người hành nghề môi giới đưa sản phẩm của mình ra thị trường nhanh chóng và hiệu quả.
Mạng lưới kết nối giữa các văn phòng trực thuộc (Franchine) của các công ty BĐS tại các tiểu bang hoạt động rất hữu hiệu.
Nhóm ngành nghề hỗ trợ gồm: Các chuyên viên chụp ảnh BĐS chuyên nghiệp; ngân hàng; luật sư; thẩm định giá BĐS; các công ty sửa chữa nhà; công nghệ E-Marketing online vận hành rất nhịp nhàng trước khi một sản phẩm được tham gia ra thị trường. Và quan trọng hơn, những người hành nghề môi giới đều hoạt động dưới sự bảo trợ của hiệp hội những nhà môi giới BĐS (Brokers Association) trong khuôn khổ quyền và nghĩa vụ được ràng buộc rất chặt chẽ.
Để trở thành môi giới bất động sản chuyên nghiệp theo đúng nghĩa. Sau khi có được chứng chỉ hành nghề của bang bạn vẫn phải hoạt động dưới một môi giới lâu năm để được chỉ dẫn và học kinh nghiệm trước khi bạn có thể hoạt động độc lập. Một số bang qui định về việc cập nhật kiến thức luật, kinh nghiệm và những yếu tố thay đổi của nghề của bang đó hàng năm. Khi bạn đã đủ kiến thức và kinh nghiệm bạn có thể hoạt động độc lập hoặc tham gia vào các công ty môi giới khác để hành nghề lúc đó bạn được xem như một đại lý môi giới độc lập (Agent).
Pháp luật của Hoa Kỳ công nhận nghề môi giới bất động sản và bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên tham gia theo qui định của pháp luật, từ người bán, người mua, người môi giới. Thông thường thì đại lý môi giới sẽ là đại diện ủy thác của bên mua hoặc bên bán hoặc đồng thời cả bên bán và bên mua. Trong trường hợp môi giới đại diện cho cả hai bên thì được gọi là “đại lý kép” và việc này phải được công khai với tất cả các bên được xác nhận bằng văn bản qui định rõ trách nhiệm và vấn đề hoa hồng, nếu không công khai việc bạn làm đại lý kép cho cả hai bên mua và bán bạn có thể bị kiện và bị phạt rất nặng.
Có các cấp độ và tên gọi khác nhau trong nghề môi giới bất động sản như: Cá nhân bán hàng bất động sản (Real estate Sales person), Môi giới bất động sản (Real Estate Broker), khi bạn tham gia hiệp hội môi giới quốc gia (NAR – National Association of Realtors) bạn được gọi là Realtor và được sử dụng logo của tổ chức trong quá trình hoạt động.
Vì bất động sản là một tài sản có giá trí cao nên trong các Công ty Bất động sản hoặc trong hiệp hội môi giới bất động sản với mong muốn theo đuổi triết lý giá trị vững bền cũng như nâng cao uy tín tổ chức và các thành viên của họ. Các tổ chứng này đều công bố các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và các bản tiêu chuẩn hành nghề. Yếu tố đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn hành nghề xoay quanh các giá trị lõi như:
Các phương tiện hỗ trợ hành nghề chuyên nghiệp như: Mạng lưới tìm kiếm khách hàng; hệ thống MLS (Multiple Listing Service) của Hiệp Hội BĐS Hoa Kỳ (NAR) rất tiện lợi, giúp cho những người hành nghề môi giới đưa sản phẩm của mình ra thị trường nhanh chóng và hiệu quả.
Mạng lưới kết nối giữa các văn phòng trực thuộc (Franchine) của các công ty BĐS tại các tiểu bang hoạt động rất hữu hiệu.
Nhóm ngành nghề hỗ trợ gồm: Các chuyên viên chụp ảnh BĐS chuyên nghiệp; ngân hàng; luật sư; thẩm định giá BĐS; các công ty sửa chữa nhà; công nghệ E-Marketing online vận hành rất nhịp nhàng trước khi một sản phẩm được tham gia ra thị trường. Và quan trọng hơn, những người hành nghề môi giới đều hoạt động dưới sự bảo trợ của hiệp hội những nhà môi giới BĐS (Brokers Association) trong khuôn khổ quyền và nghĩa vụ được ràng buộc rất chặt chẽ.
Để trở thành môi giới bất động sản chuyên nghiệp theo đúng nghĩa. Sau khi có được chứng chỉ hành nghề của bang bạn vẫn phải hoạt động dưới một môi giới lâu năm để được chỉ dẫn và học kinh nghiệm trước khi bạn có thể hoạt động độc lập. Một số bang qui định về việc cập nhật kiến thức luật, kinh nghiệm và những yếu tố thay đổi của nghề của bang đó hàng năm. Khi bạn đã đủ kiến thức và kinh nghiệm bạn có thể hoạt động độc lập hoặc tham gia vào các công ty môi giới khác để hành nghề lúc đó bạn được xem như một đại lý môi giới độc lập (Agent).
Pháp luật của Hoa Kỳ công nhận nghề môi giới bất động sản và bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên tham gia theo qui định của pháp luật, từ người bán, người mua, người môi giới. Thông thường thì đại lý môi giới sẽ là đại diện ủy thác của bên mua hoặc bên bán hoặc đồng thời cả bên bán và bên mua. Trong trường hợp môi giới đại diện cho cả hai bên thì được gọi là “đại lý kép” và việc này phải được công khai với tất cả các bên được xác nhận bằng văn bản qui định rõ trách nhiệm và vấn đề hoa hồng, nếu không công khai việc bạn làm đại lý kép cho cả hai bên mua và bán bạn có thể bị kiện và bị phạt rất nặng.
Có các cấp độ và tên gọi khác nhau trong nghề môi giới bất động sản như: Cá nhân bán hàng bất động sản (Real estate Sales person), Môi giới bất động sản (Real Estate Broker), khi bạn tham gia hiệp hội môi giới quốc gia (NAR – National Association of Realtors) bạn được gọi là Realtor và được sử dụng logo của tổ chức trong quá trình hoạt động.
Vì bất động sản là một tài sản có giá trí cao nên trong các Công ty Bất động sản hoặc trong hiệp hội môi giới bất động sản với mong muốn theo đuổi triết lý giá trị vững bền cũng như nâng cao uy tín tổ chức và các thành viên của họ. Các tổ chứng này đều công bố các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và các bản tiêu chuẩn hành nghề. Yếu tố đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn hành nghề xoay quanh các giá trị lõi như:
- Công tâm trong giao dịch với tất cả các bên
- Am hiểu nghề và các yếu tố chuyên môn để không xảy ra sai sót khi hoạt động dẫn đến tổn thất không đáng có cho các bên tham gia
- Bảo mật thông tin cá nhân của thân chủ và khách hàng
Nghề môi giới ở Việt Nam về khung pháp lý qui định còn nhiều hạn chế đặc biệt trong việc bảo vệ quyền lợi người bán, người mua và cả người môi giới khi xảy ra xung đột về lợi ích. Hoạt động môi giới bất động sản tại Việt Nam cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Nghề môi giới bất động sản như trăm hoa đua nở. Kỹ năng của môi giới giống với một người bán hàng tiêu dùng nhiều hơn. Qui trình là đăng tin – nghe điện thoại – mô tả thông tin bất động sản trên giấy – và giao dịch.
Bất động sản là một tài sản lớn, tại sao cả người mua và người môi giới ở Việt Nam đều chưa chuyên nghiệp. Đa phần môi giới tìm kiếm khách hàng thông qua câu thần chú “đăng tin rao vặt” và kỳ lạ thay nhiều người mua bất động sản cũng không thực sự quan tâm đến điều này. Nghề môi giới và thị trường hình thành và bị chi phối vào “thần chú rao vặt”. Người mua bất động sản không được tôn trọng và không đuợc phục vụ chuyên nghiệp bằng kỹ năng chuyên môn. Người môi giới sống bằng sự cầu may và bẫy cả người mua lẫn người bán (nâng giá, gửi giá ...). Rủi ro trong giao dịch bất động sản xảy ra thường xuyên vì thông tin bất đối xứng ...
Tất nhiên thì về lý thuyết thì nghề môi giới bất động sản cần có: Kiến thức về luật pháp; Am hiểu về phân khúc thị trường bất động sản mà mình hoạt động (Kiến thức về kinh tế, Kiến thức về Marketing); Kiến thức về tâm lý học; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng làm việc độc lập; Đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn hành nghề ... nhưng cứ tiếp tục dùng “thần chú rao vặt” thì trước sau gì cũng vứt bỏ.
Ngày xưa tin rao trên hai 2 website batdongsan.com.vn với muaban.net còn có chất lượng, chất lượng thông tin bắt đầu xuống cấp hẳn, lý do là phải "nuôi" môi giới - vì môi giới mới là khách hàng chính yếu, nay tin rao vặt toàn là tin tào lao tùm lum (tin không đúng, tin cũ được đẩy lên ....), mục đích đăng lên chỉ để dụ khách hàng liên lạc, sau đó mới múa may ... nhiều khi chỉ cần lùa được một khách hàng là sống cả năm.
Một số trang tổ chức bài bản, quay video clip hiện trạng nhà, kiểm chứng giấy nhà giấy cửa, pháp lý quy hoạch, hiện trạng hạ tầng ... nhưng rơi vào thất bại. theo ý kiến của cá nhân mình:
- đầu tiên người bán không mặn nếu thu phí cao, nếu không thu phí cao thì không làm nổi ... thì buộc phải thu phí người mua ... nhưng phần lớn người mua không chịu trả tiền để xem tin .... vậy mấy trang bài bản sống sao nổi.
- tiếp theo nếu người bán đồng ý trả phí cao để public .... thì các môi giới lụm liền về làm tin rao của mình, và đến đây thì chủ nhà khóc thét vì sự quấy rầy của môi giới ... vậy thì ngu gì trả phí cao
Nên kênh truyền thống vẫn là nếu vị trí đẹp và giá hợp lý thì treo biển trước nhà .... còn các trường hợp khác thì khoán cho môi giới ... lại một vòng luẩn quẩn