Người Việt xấu nhất là thói hám danh, chuộng lạ

kienthucxaydung

Gác cổng
1/4/13
30
2
kienthucxaydung.vn
Người Việt xấu nhất là thói hám danh, chuộng lạ - Biết rồi, khổ lắm, nói mãi

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi
Theo ông Đức, xã hội Việt Nam là xã hội nông dân - nông thôn - nông nghiệp

m.baomoi.com/Home/KinhTe/kienthuc.net.vn/Tinh-hao-danh-cua-nguoi-Viet-tu-dau-ma-co/12082199.epi
Theo ông Đức, xã hội Việt Nam là xã hội nông dân - nông thôn - nông nghiệp. Xã hội ấy "bằng lặng quá và gần như chỉ có một giá trị để người ta vươn lên. Đó là giá trị có tính chất quyền lực hay nói khác đi là giá trị chính trị".

Ông Đức phân tích thêm: Trong một xã hội đa dạng giá trị thì tất cả các giá trị đều được coi trọng và khi ấy, con người thỏa sức lựa chọn cho mình nên đi theo giá trị nào. Có thể họ sẽ đi theo giá trị quyền lực, hoặc giá trị kinh tế, hoặc giá trị khoa học, hoặc giá trị đạo đức, hoặc giá trị tôn giáo, hoặc giá trị nghệ thuật... Nghĩa là, dù anh có là chính khách, doanh nhân, nhà khoa học, người tài cao đức cả, nhà tu hành đắc đạo hay ca sĩ tài năng thì anh vẫn được xã hội thừa nhận, vinh danh, thay vì chỉ tranh đoạt một giá trị nhất định.

Còn trong xã hội Việt Nam, anh muốn đỡ vất vả, không phải chân lấm tay bùn, muốn sống trong điều kiện kinh tế tốt hơn thì dứt khoát phải nắm quyền lực. Mà quyền lực ấy nằm trong tay từ ông lý toét trong làng đến bậc vua chúa. Do đó, người ta cố gắng tranh đoạt nhau, nếu không đạt được thì tìm cách khác như trộm cướp. Bởi dù có là tướng giặc, tướng cướp thì họ cũng có quyền uy nhất định. Thế mới có câu "được làm vua, thua làm giặc".