Nói vậy mà không phải vậy! Giải pháp công nghệ kè bê tông cốt phi kim phá sóng của Busadco

NguyenNgoc

Member
18/12/15
75
10
Năm 2015 khi nghe xôn xao Giải Pháp Công Nghệ “Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển" là một trong mười sự kiện KH&CN nổi bật năm 2015, cũng rất bất ngờ

Với tiện ích chống sạt lở, xói mòn, chắn sóng, ứng phó với mực nước biển dâng và biến đổi khí hậu, giải pháp công nghệ: “Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển” của Công ty TNHH Nhà nước MTV Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, vừa được Bộ khoa học và Công nghệ (KH&CN) bình chọn là 1 trong 10 sự kiện KH&CN nổi bật năm năm 2015.

Phải nói là rất nể phục với những sản phẩm đã nghiên cứu

  1. Thiết bị nạo vét hệ thống thoát nước
    [*]Thiết bị đầm rung lắc
    [*]Cống điều tiết triều và phương pháp vận hành
    [*]Trạm xử lý phân tán nước thải
    [*]Công nghệ xử lý nhà hang khách sạn
    [*]Công nghệ xử lý chế biến hải sản
  1. Bê tông đúc sẵn thành mỏng dùng cho các công trình hệ thống thoát nước môi trường
  2. Hố ga bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn – Hố thu nước mưa và ngăn mùi
  3. Bể tự hoại bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn dùng cho nhà vệ sinh
  4. Gối công bê tông đúc sẵn;
  5. Hố ga bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn - Giếng thăm hình hộp
  6. Bó vỉa bê tông đúc sẵn
  7. Bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn - Bể lọc chậm và bể chứa nước sinh hoạt
  1. Hào kỹ thuật bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn;
  2. Mộ bê tông cốt thép đúc sẵn
  3. Tấm BTCT đúc sẵn gia cố mái kênh và lát mặt đường
  4. Bồn rác
  5. Dải phân cách
  6. Kênh, mương BTCT, BTCS thành mỏng đúc sẵn
  7. Tấm đan các loại
  8. Cống tròn, công hộp BTCT các loại;
  9. Cột điện Busadco
  10. Hệ thống kiểm soát cao độ mực nước chống ngập úng;
  11. Hộp đồng hồ cấp nước;
  12. Tấm vỉ lát xung quanh gốc cây xanh;
  13. Cấu kiện cầu thang các loại;
  14. Các loại cấu kiện BTCT chịu nhiệt độ.
  15. Lan can lắp ghép
  16. Vỏ cột
  17. Kè ghép mái nghiêng (Tên cũ: kè suối, ao, hồ)
  18. Bể Biogas
  19. Cầu mố rỗng
  20. Cầu phao lắp ghép;
  21. Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển
  22. Tấm bê tông cốt thép đúc sẵn gia cố mái kênh và lát mái đường ;
  23. Móng bè lắp ghép
  24. Chân kè bao tiêu thoát nước
  1. Tấm lắp ghép chống xói
  2. Giải pháp phá song
  3. Kè lắp ghép chống cát chảy bảo vệ bờ biển
  4. Cấu kiện thả rối chống dòng xoáy tại các cửa sông
  5. Chân kè lắp ghép gây bồi tạo bãi
  6. Tạo lập gò, bãi bảo vệ bờ
  7. Cống cốt phi kim ngăn triều thoát lũ
  8. Cầu đường cốt phi kim giai thông đê biển
  9. Tấm phai cốt phi kim
  10. Cầu, cống cốt phi kim giao thông nội đồng
  11. Cống cốt phi kim thoát nước qua đê


Nhờ họ mà có những tiêu chuẩn
TC.VCA 009 : 2015 Cấu kiện kè bê tông cốt sợi đúc sẵn bảo vệ bờ song, hồ và đê biển.
TC.VCA 006 : 2014 Mương bê tông cốt sợi thành mỏng đúc sẵn.
TCVN 10800 : 2015 Bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn - Bể lọc chậm và bể chứa nước sinh hoạt
TCVN 10799 : 2015 Gối công bê tông đúc sẵn.
TCVN 10798 : 2015 Tấm bê tông cốt thép đúc sẵn gia cố mái kênh và lát mặt đường
TCVN 10797 : 2015 sản phẩm Bó vỉa bê tông đúc sẵn.
TCVN 10334 : 2014 Bể tự hoại bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn dùng cho nhà vệ sinh.
TCVN 10333-1: 2014 Hố ga bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn – Hố thu nước mưa và ngăn mùi.
TCVN 10333-2: 2014 Hố ga bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn - Giếng thăm hình hộp.
TCVN 10332 : 2014 Hào kỹ thuật bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn.
TCVN 6394 : 2014 Mương bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn.


Đặc biệt là quan tâm cái này
lwqbStv.jpg

mRwmsXV.jpg

czk0g.jpg

RynP86h.jpg

RuLIg6U.jpg


Công nghệ thể hiện tính mới, tính sáng tạo lần đầu được ghi nhận tại Việt Nam và trên thế giới. Giải pháp sử dụng hệ liên kết lắp ghép đồng bộ: hình khối, cột trụ, đà giằng nhằm giữ ổn định, kết cấu lắp ghép chống đẩy, chống trượt, chống xói chân... Sản phẩm được đúc sẵn trong nhà máy, kiểm soát được chất lượng và tiến độ. Bên cạnh đó, tiến độ thi công chỉ bằng 1/3 thời gian so với giải pháp truyền thống do khắc phục được bất lợi về thời tiết, khí hậu, thủy văn. Thuận tiện cho công tác vận hành, duy tu, duy trì, bảo dưỡng. Giảm chi phí đầu tư ít nhất 20% so với giải pháp truyền thống.

Giải pháp này là kết quả những nỗ lực nghiên cứu, trăn trở với vấn nạn ngập úng và sạt lở nghiêm trọng của các vùng bờ biển, sông, hồ Việt Nam của TS. Hoàng Đức Thảo,, Tiến sỹ, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc BUSADCO và các cộng sự. Giải pháp đã được ứng dụng tại một số địa phương. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Chống xói lở suối Rạch Tranh ấp Phước Thành, xã Tân Hòa, huyện Tân Thành, tổng chiều dài 3km, hoàn thành năm 2014. Tại thành phố Hồ Chí Minh: Thí điểm thành công Dự án kè bờ kênh Tham Lương – Bến Cát – Nước Lên thuộc dự án quản lý rủi ro ngập nước khu vực thành phố Hồ Chí Minh; Xây dựng, nâng cấp đê biển Cần Giờ tại thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa, Cần Giờ với hạng mục kè tổng chiều dài 11 km.

UBND TP.HCM vừa ban hành công văn số 1704/UBND-QLDA ngày 14/4/2016 chấp thuận đề nghị của Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước TP và các Sở, ngành liên quan về kết quả thí điểm sử dụng sản phẩm công nghệ “Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển” do Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Busadco) sản xuất.

Tại buổi kiểm tra thực tế tiến độ thi công công trình đại diện, ông Tăng Quốc Chính, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát an toàn thiên tai (Tổng cục Phòng chống thiên tai) đánh giá cao về hiệu quả kỹ thuật của công nghệ “Cấu kiện lắp ghép, bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển” của công ty Busadco. Kết cấu công trình bằng cấu kiện bê-tông cốt phi kim có lỗ phá sóng, có vách ngăn đục lỗ nằm giữa kè, giúp tiêu hao năng lượng sóng và giảm lưu tốc dòng chảy khi truyền qua công trình, song vẫn đảm bảo phù sa có thể vận chuyển qua và bồi lắng phía sau công trình. Lỗ giảm sóng được bố trí ở mặt trước, sau và vách giữa kè (diện tích lỗ chiếm 32% diện tích mặt) và bố trí so le giữa các mặt. Các module (đốt) kè được chôn xuống dưới nền đất tự nhiên 1.00m, liên kết với nhau bằng khớp trượt. Các module kè được đúc thành các khối bê-tông rỗng với bốn bên mặt thành đổ bê-tông riêng phần mặt đáy để hở, mái kè có độ dốc, có gân ngang và dọc, giúp tăng cường khả năng chịu lực của cấu kiện. Các lỗ mặt kè có tác dụng tiêu hao năng lượng sóng, giảm sóng phản xạ, giảm áp lực sóng tác dụng lên công trình, giảm xói trước và sau chân công trình. Tấm phai bố trí giữa kè có bố trí lỗ làm tăng khả năng giảm sóng, giảm vận tốc dòng chảy khi truyền qua cấu kiện, hạn chế tối đa hiện tượng xói cục bộ trước chân công trình.

Trước tình hình cấp bách bảo vệ đê biển, UBND tỉnh Cà Mau đã giao công trình cho Công ty cổ phần Khoa học công nghệ Việt Nam (Busadco) thực hiện ứng dụng giải pháp công nghệ mới có tên gọi “Cấu kiện lắp ghép, bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển” thuộc cụm công trình đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2016 về Khoa học - Công nghệ của Anh hùng lao động Hoàng Đức Thảo.

Đọc tiếp hàng loạt báo - cảm nhận không lẽ Việt Nam ta hay vậy sao ?



Nói chung là hơi choáng choáng với một doanh nghiệp TNHH cấp tỉnh - cảm thấy có gì đó sai sai - cho đến hôm nay thì có lẽ cái ngờ ngờ đã lộ diện

Kè chống sạt lở chưa hoàn thành đã hư hỏng




4cUu54H.jpg

Mu8Rc6l.jpg
 
  • Like
Reactions: trinhtienloi

HongLongDang

Thành viên cơ bản
28/11/15
5
2
Thú thật là không hiểu với kết cấu như thế này mà dám đem đối chọi với sóng biển nhỉ ?

V8HWJ2R.jpg


Giải pháp Cấu kiện lắp ghép cốt sợi phi kim phá sóng, gây bồi tạo bãi, bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển được giới thiệu trong Hội thảo giải pháp xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nếu đọc qua bài báo này

Còn nỗi ưu tư canh cánh bên lòng của Tổng giám đốc, Anh hùng lao động Hoàng Đức Thảo lại khởi nguồn từ một nguyên do khác. Hoàng Đức Thảo trải lòng: Tôi con nhà nghèo, đông anh em, các anh lớn lại lần lượt đi B (chiến trường miền nam- PV) hết nên học hết lớp 7 phổ thông (tương đương hết cấp 2 – PV) thì tôi phải nghỉ học”, ông bắt đầu câu chuyện. Một chiều hè, đang tuốt lúa ở sân kho, chàng thanh niên 17 tuổi nghe mấy cậu bạn kháo nhau dưới huyện đang tuyển lớp công nhân kỹ thuật. Nghe hai tiếng “kỹ thuật” ông như bị bỏ bùa “dù lúc đó cũng chẳng rõ sẽ học nghề ngỗng gì”. Kiễng chân cho đủ chiều cao, thêm sỏi vào túi quần cho đủ cân nặng, ông vượt qua vòng tuyển chọn và bắt đầu khóa học hai năm tại Trường Công nhân Kỹ thuật (Bộ Xây dựng) đóng ở Mỏ Chè (Phổ Yên, Bắc Thái). Vừa học nghề, vừa học bổ túc văn hóa hết bậc học phổ thông, ra trường năm 1979, ông khăn gói vào tận Kiên Giang làm thợ sắt cho công ty xây dựng Nhà máy Xi măng Hà Tiên.

Liệu không biết có phải là phiên bản bơm Tăng Động mới không đây ?

Là dân kỹ thuật công trình lâu lâu nghe truyền thông bơm và không biết đâu mà lần, không biết TS Thảo đã nghiên cứu đánh giá thuỷ văn, thuỷ lực, dòng chảy, làm mô phỏng nát bét chưa ? Một phát nhảy cóc từ Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sang Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ Việt Nam , không biết có phải lùm xùm bỏ tiền PR không biết , mà thôi bỏ qua chuyện sai phạm đi đọc bài báo này cũng thấy rõ vấn đề rồi


Về kết cấu đê giảm sóng ở biển Tây hiện nay có đến 6÷7 loại khác nhau: Loại đê bằng 2 hàng cọc bê tông ly tâm ứng suất trước, giữa 2 hàng cọc, xếp đá hộc tiến hành ở U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Ngọc Hiển, Đầm Rơi (Cà Mau). Đê trụ rỗng giảm sóng ở Trần Văn Thời (Cà Mau), đê giảm sóng mềm bằng Geotube ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hàng rào cọc tre giảm sóng và bẫy bùn cát của GIZ (Đức) tại Kiên Giang… Trong đó có 3 loại được nhắc đến nhiều là ĐÊ BẰNG CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP LY TÂM (gọi tắt là đê cọc ly tâm) do các đơn vị tư vấn địa phương thực hiện, ĐÊ TRỤ RỖNG (Viện Thủy công thuộc Viện Khoa học Thủy lợi) và đê do Công ty Cổ phần khoa học công nghệ Việt Nam (trước đây là Công ty TNHH một thành viên thoát nước và phát triển đô thị Bà Rịa-Vũng Tàu, BUSADCO) thực hiện.

Qua thử thách trong thực tế gần đây thấy rằng: Đê giảm sóng của BUSADCO kết cấu không ổn định, các cấu kiện bị sóng đánh bung rời, hiệu quả giảm sóng kém, sóng lớn vẫn xuyên qua đê đi vào bờ gây sạt lở, cần phải nghiên cứu điều chỉnh thêm nhiều cho loại kết cấu này.



Tuy nhiên con đường nghiên cứu khoa học luôn trải đầy chông gai
 
  • Haha
Reactions: trinhtienloi
Không có gì bất ngờ cả, cơ quan truyền thông cũng phải có tiền để trang trải hoạt động, nhà báo cũng phải có nhiều tiền để cho con học thêm ... thế thôi. Ngược lại các nhà khoa học đích thực chỉ biết ngồi há miệng chờ đặt hàng cũng vứt đi, phải ba chân bốn cẳng đi tiếp thị chứ.
 

ngonhubu

Thành viên cơ bản
8/11/14
150
57
Mình đã làm việc trực tiếp mấy lần với ông Thảo, với tư cách là Tư vấn khác (2 tư vấn đề xuất phương án đê biển, mình 1 bên, ông Thảo 1 bên). Phải nói là không phủ nhận khả năng lao động sáng tạo của ông Thảo, một số sản phẩm có những ưu điểm nhất định. Song, nguồn gốc của khoa học là gì, là kết quả nghiên cứu, là tiêu chuẩn, quy chuẩn đúc kết....thì ông Thảo dường như bỏ qua tất cả. Điển hình như đối với Đê biển, là dạng công trình chịu tải bề mặt và phụ thuộc ổn định nền rất lớn thì dường như các kết cấu thượng tầng của ông không quan tâm đến vấn đề này, ông cứ vẽ, cứ đúc, cứ thi công thoải mái theo ý tưởng mà xem nhẹ vấn đề tính toán khoa học. Khi báo cáo hội thảo ông thường có 1 đoàn chuyên gia (thấp nhất là TS) đứng ra bảo vệ, hệ số ổn định mình tính được 0,7 thì ông tính được 1,6, cọc ngắn 9m lơ lửng trong bùn nhưng vẫn tính cắt cọc được 10T, gọi tính cho có và lấy tiếng chuyên gia lòe thiên hạ. Chưa kể một loại TCVN được ông ban hành. Nhưng cái chính mình muốn nói ở đây, các cơ quan quản lý nhà nước đang làm gì để thể hiện vai trò quản lý khoa học, quản lý dự án của Nhà nước. Hay như câu một bạn trong diễn đàn nói "Chả nhẽ Việt Nam chỉ có vậy".
Có những thứ khó nói với nền KHKT nước nhà .... khi ngay giải thưởng của hàng năm của Vusta đã bốc mùi thum thủm, các giải thưởng về KHKTCN giờ giống như là danh hiệu người đẹp, danh hiệu hàng VNCLC, ảo VL

Cứ xem ngài Tăng Cường đem cái trạm bơm Tăng Động vào Sài Gòn, một sự sỉ nhục hiển nhiên với Viện Bơm, nhưng đến ngay ngài thái thú Gia Định là Người Tốt dù dân khoa học chính gốc cũng vote mới đau lòng.
 
  • Like
Reactions: trinhtienloi

HoaUrbanEng

Thành viên cơ bản
Mình đã làm việc trực tiếp mấy lần với ông Thảo, với tư cách là Tư vấn khác (2 tư vấn đề xuất phương án đê biển, mình 1 bên, ông Thảo 1 bên). Phải nói là không phủ nhận khả năng lao động sáng tạo của ông Thảo, một số sản phẩm có những ưu điểm nhất định. Song, nguồn gốc của khoa học là gì, là kết quả nghiên cứu, là tiêu chuẩn, quy chuẩn đúc kết....thì ông Thảo dường như bỏ qua tất cả. Điển hình như đối với Đê biển, là dạng công trình chịu tải bề mặt và phụ thuộc ổn định nền rất lớn thì dường như các kết cấu thượng tầng của ông không quan tâm đến vấn đề này, ông cứ vẽ, cứ đúc, cứ thi công thoải mái theo ý tưởng mà xem nhẹ vấn đề tính toán khoa học. Khi báo cáo hội thảo ông thường có 1 đoàn chuyên gia (thấp nhất là TS) đứng ra bảo vệ, hệ số ổn định mình tính được 0,7 thì ông tính được 1,6, cọc ngắn 9m lơ lửng trong bùn nhưng vẫn tính cắt cọc được 10T, gọi tính cho có và lấy tiếng chuyên gia lòe thiên hạ. Chưa kể một loại TCVN được ông ban hành. Nhưng cái chính mình muốn nói ở đây, các cơ quan quản lý nhà nước đang làm gì để thể hiện vai trò quản lý khoa học, quản lý dự án của Nhà nước. Hay như câu một bạn trong diễn đàn nói "Chả nhẽ Việt Nam chỉ có vậy".
Cho mình hỏi là cái Công nghệ “phá sóng” này đã được thực nghiệm trong các phòng thí nghiệm động lực học chưa ? ví dụ


sóng biển miền Tây thuộc dạng nào ?

300px-Spilling_breaker.gif

Spilling breaker ?


300px-Plunging_breaker.gif


Plunging breaker ?

300px-Collapsing_breaker.gif


Collapsing breaker ?

300px-Surging_breaker.gif


Surging breaker ?

Mô hình số của TS Thảo có không ? hay vừa làm vừa đoán mò ? bài viết này nói cũng khá rõ



Mấy từ "bẫy sóng" làm gì có trong chuyên môn nghề nghiệp ? các khối rỗng đục lỗ của TS Thảo đơn giản là tiêu năng, cái này thì thiên hạ họ nghiên cứu từ bao đời nay rồi

gửi bạn báo cáo đê chắn sóng bán nguyệt



10665_2013_9625_Fig1_HTML.jpg
 
  • Like
Reactions: trinhtienloi

HoaUrbanEng

Thành viên cơ bản
Phòng thí nghiệm trọng điểm trước đây mình có làm việc với anh Nghị. Đê bán Nguyệt có anh Thái bên viện thủy công cũng đang thực hiện. Mình cũng không biết ông Thảo là TS từ khi nào, nhưng ông ấy vẫn vượt qua tất cả các các bộ của ngành khoa học nước nhà!
TS thì thấy trên website của busadco



đáng tiếc là tìm trên thư viện Quốc Gia không thấy


về đê biển thì chỉ có luận án này


tìm kiếm từ khóa liên quan đến Bà Rịa - Vũng Tàu không có mối liên hệ nào với ông Hoàng Đức Thảo, vậy có lẽ ông Hoàng Đức Thảo làm TS online - cấp bởi các viện hay trường ở ngoài Việt Nam.

Do làm về mảng hạ tầng nên đang tìm hiểu hàng loạt sản phẩm của Busadco, Google đưa đẩy đến diễn đàn này, đọc qua thấy TS Thảo ảo vi diệu, chắc cũng tốn rất nhiều tiền để tạo phông bạt.
 

vietbuild news

Junior Member
8/9/17
87
15
Có khi nào là tiến sĩ danh dự này không ?

11. KỶ LỤC GIA VIỆT NAM : HOÀNG ĐỨC THẢO

Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, sinh ngày 1 tháng 7 năm 1960, đã gởi đến Đại học Kỷ lục Thế giới với luận án "Người Việt Nam đầu tiên đoạt nhiều giải thưởng nhất của các tổ chức sáng tạo khoa học công nghệ trên thế giới" và đã bảo vệ thành công những giá trị nội dung kỷ lục của mình vào ngày 3 tháng 6, 2013.

Tất cả những thành quả giải thưởng của Hoàng Đức Thảo gồm:

  • 22 Công trình khoa học công nghệ (Bộ Khoa học Công nghệ cấp 15 bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích)
  • Bộ Xây dựng cấp 5 giấy chứng nhận công nghệ phù hợp áp dụng toàn quốc và xuất khẩu.
  • 6 Giải thưởng Khoa học kỹ thuật Việt Nam và 11 Giải thưởng Khoa học Thế giới
5w0a5638_jpg.jpg

Ông Hoàng Đức Thảo đã giới thiệu toàn bộ nội dung và các quy trình thực hiện và sáng tạo khoa học công nghệ và đã hoàn thành những yêu cầu cho danh hiệu Tiến sĩ danh dự của Đại học Kỷ lục Thế giới với đề tài trên.




Phá sóng đơn giản như thế này sao không sử dụng nhỉ ?

1-s2.0-S0029801807001072-gr1.jpg


1-s2.0-S2092678216303363-gr1.jpg


images
1-s2.0-S0029801812001084-gr1.jpg


Nguồn:

 
  • Like
Reactions: trinhtienloi

MaiPhuongNam

Thành viên cơ bản
Trao quá nhiều giải thưởng, bằng cấp không trên một cơ sở khoa học nào???
Cần phải xác định với loại giải thưởng phông bạt - tức là các giải thưởng ảo, thích thì MaiPhuongNam phịa ra một mớ giải thưởng, một mớ bằng cấp tiến sĩ siêu tiến sĩ giáo sư .... trao cho trinhtienloi, gì chứ các thể loại giải thưởng giẻ rách ở Việt Nam bao la, đến như con tivi Asanzo 99,99% made in china nhưng vẫn được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Các hội khoa học, hội nghề nghiệp, hội doanh nghiệp ... hàng năm vẫn đẻ sòn sòn mớ giải thưởng giẻ rách này, xong thuê sóng VTV, VTC ... cùng với vài quan chức đến trao giải để hợp thức hóa. Báo chí điện tử thời lạm phát cứ có tiền là đăng bài, bất cần nội dung đó như thế nào. Với loại giải thưởng này thì giống như một ông bố sáng tác giấy like để tặng con mình khi con mình không nhận được giấy khen chính thức từ nhà trường.


Không ngoại lệ, các giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ cấp tỉnh cấp nhà nước nếu được huy động tài trợ, nôm na là xã hội hóa thì nghiễm nhiên cũng phông bạt nốt, là khá phổ biến hiện nay, các tổ chức khoa học, các viện trường lấy đâu kinh phí để mua giải thưởng.
 
  • Like
Reactions: trinhtienloi