Quan niệm xem "bạn đời là đối tác kinh doanh" tại Việt Nam

thuanpham

Thành viên cơ bản
10/7/13
146
8
Trích từ bài viết Vợ chồng là đối tác

Có người nói, nên coi vợ chồng là đối tác - cùng chia sẻ lợi nhuận và các trách nhiệm liên quan - điều đó nghe có vẻ không lãng mạn cho lắm, nhưng lại có tác dụng như là một nền tảng vững chắc để xây dựng mối quan hệ lâu dài.

Nguyên tắc đôi bên cùng có lợi
“Tôi đã không chấp nhận trả nợ cho anh ấy khi anh cá độ thua hơn một trăm triệu đồng. Trong lúc nhà đang bề bộn nhất, anh ấy không những không giúp được mà lại còn gây ra chuyện. Chúng tôi đã nói chuyện thẳng thắn với nhau và với cả gia đình. Tôi chấp nhận lời xin lỗi của anh, nhưng không đồng nghĩa với việc trả nợ.
Tôi coi quan hệ vợ chồng như là một quan hệ đối tác kinh doanh - dựa trên nền “lợi tức” tăng dần qua năm tháng. Vì thế, cả hai đều phải cố gắng xây dựng và có trách nhiệm làm cho bên kia cảm thấy vui vẻ, thoải mái, vì lợi ích chung. Chính vì quan niệm ấy nên ngay từ đầu, tôi đã chọn anh. Anh là người biết chăm sóc và quan tâm, anh hiểu được tình cảm của tôi, nhớ được sở thích và đọc được cảm giác của vợ. Ngược lại, tôi cũng rất trân trọng anh. Mọi người nói tôi có phần hơi khó tính như sạch sẽ, kỹ càng, chỉn chu. Tôi cho rằng đó là điều cần thiết trong tổ chức gia đình và nuôi dạy con cái.
Ngày anh đưa về cái tin ấy, tôi đã rất sốc, chả nhẽ lại bỏ nhau. Anh không còn ở cái tuổi bồng bột nữa, đã có vợ, con, không lẽ lại dại dột lao vào trò đỏ đen, cờ bạc ấy? Tôi cho anh ấy cơ hội sửa sai, nhưng phải tự anh lo. Sẽ không có một xu nào của gia đình được lo cho anh trả nợ…”
Chọn một người biết chăm sóc đối tác là điều cần thiết chứ không phải chỉ “bán” thân xác của họ cho bạn - nghĩa là họ hiểu được những nhu cầu tình cảm của đối phương, ghi nhớ được sở thích, đọc được cảm giác của người phối ngẫu. Tuy nhiên, nhiều người vợ sau vài năm đám cưới đã thất vọng thốt lên: “Dường như tôi chỉ là đối tác để sinh con cho anh ấy”. Thực tế, cuộc sống gia đình có hàng trăm việc phải lo: cơm áo gạo tiền, đối nội, đối ngoại… khiến nhiều khi chúng ta quên mất vấn đề cần thực hiện với đối tác ngay cạnh - là vợ hay chồng của mình. Có khi nào chúng ta nhận thấy rằng, đôi khi lo vì làm phật ý một người khác hơn là lo làm phật ý vợ, hoặc chồng mình? Có khi nào chúng ta nhận thấy mình thể hiện lòng chân thành, lịch sự với những người xung quanh, còn với vợ, với chồng thì không cần vì đã quá hiểu nhau?
Có thể nói, cái lợi của việc xem bạn đời là đối tác kinh doanh là: có một vị trí độc lập, không bi lụy, phụ thuộc để nhìn nhận sáng suốt. Điều quan trọng là nguyên tắc đôi bên cùng có lợi sẽ giúp bạn không bị lợi dụng, cũng không sinh lòng đòi hỏi một chiều. Có như vậy mối quan hệ mới được lâu dài.

Nếu nghĩ người bạn đời của mình là đối tác thay vì đối thủ, bạn sẽ không vội giận
Với quan niệm vợ chồng coi nhau như đối tác, khách hàng đã giúp chúng tôi bình tĩnh hơn trong mọi chuyện. Chúng tôi đã lịch sự, tôn trọng và mong muốn làm đẹp lòng nhau, làm thế nào để người “khách hàng” ấy sẽ đối xử tốt với mình, chỉ tìm đến với mình chứ không phải ai khác, chị Thu (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.
Biết sở thích của chồng là ăn cơm nhà phải có rau xanh, món kho và hoa quả tươi, chị lúc nào cũng chu đáo. Thậm chí, có hôm, buổi trưa, chị có việc ở cơ quan không kịp về nấu thì vẫn chuẩn bị đầy đủ các món để anh về nhà ăn. Chị cũng hiểu tính anh không thích rửa bát, nên chấp nhận về nhà nhìn thấy đống bát to lù ngâm ở chậu.
“Có lẽ, mình chiều chồng nên anh ấy cũng chấp nhận tính “hâm hâm” ở mình như thích chụp ảnh, nhí nha nhí nhảnh, điệu đà váy vóc, thích được tặng quà nho nhỏ…”, chị Thu cười kể.
Trong đời sống vợ chồng có ba vấn đề lớn là: kinh tế, giới tính và giao tiếp. Hạnh phúc trong hôn nhân quan trọng là chọn đúng người. Hai vợ chồng phải có sự tương đồng khi nhìn nhận về các giá trị cơ bản, kể cả tiền bạc. Quan hệ vợ chồng không phải chỉ là sự thỏa mãn về thể xác mà còn là những lúc quan tâm, trò chuyện, chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Tuy nhiên, với nhiều người, để giữ được sự cởi mở như thế là điều vô cùng khó khăn. Lúc này, nụ cười và những lời nói hài hước sẽ khiến “chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không” và giúp vợ chồng cùng suy nghĩ tích cực.
Vợ chồng là đối tác của nhau, giúp nhau vui vẻ để cùng vượt qua giông tố cuộc đời. Sẽ có những lúc tâm trạng không vui, nhưng không nên trầm trọng hóa và suốt ngày rầu rĩ, nó sẽ khiến không khí gia đình nặng nề ngột ngạt. Dù bạn có bao nhiêu ưu điểm nhưng không khiến bạn đời của mình cảm thấy yên bình, thoải mái khi ở bên thì chắc chắn trước sau gì hôn nhân cũng tan vỡ. Hãy thấu hiểu, yêu thương và cười đùa nhiều hơn ngay khi còn có thể.

Và bài viết Chọn người hôn phối như chọn đối tác kinh doanh
thì xem chọn vợ chọn chồng như chọn mặt hàng ... không còn sự lãng mạn nữa

Vấn đề này tại bài chia sẻ trên Tàu Nhanh ngày xưa Đàn ông chỉ là đối tác cuộc đời
Một khi xem họ là đối tác thì ta có quyền chọn đối tác phù hợp và từ chối, loại bỏ nếu không đủ điều kiện hợp tác để tạo nên sản phẩm chung gọi là tình yêu.

Tình yêu vốn rất đẹp, không có nó cuộc sống này chỉ là toan tính và những lý trí khô khan. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm “Đã không yêu thì thôi, yêu mà tính toán quá mất đẹp”, nhưng phải khôn ngoan để từ cái đẹp đừng đổi sang cái họa, bởi vốn dĩ yếu mềm, phụ nữ sẽ mất tất cả khi đặt cược cả đời mình vào ván cờ tình yêu.

Nhan nhản trên các mặt báo là chia sẻ đầy rẫy chuyện đau lòng về: thất tình, bị phụ bạc, phản bội, lừa dối, đọc xong thấy mỏi mệt. Cứ than và sau đó là than tiếp mà không hề có một kế hoạch hành động rõ ràng nào để thoát khổ và hạnh phúc hơn. Đàn ông, thật ra chỉ là đối tác cuộc đời chứ không phải là lẽ sống. Một khi xem họ là đối tác thì ta có quyền chọn đối tác phù hợp với mình và từ chối, loại bỏ các đối tác không đủ điều kiện hợp tác tạo nên sản phẩm chung gọi là tình yêu.

Trước tiên, để tránh mua nhầm sản phẩm lỗi, chúng ta- những người tiêu dùng thông minh phải biết bảo vệ mình trước những sản phẩm không phù hợp, những mặt hàng bị lỗi, kém chất lượng, hàng nhái, hàng đểu. Hãy lập cho mình những tiêu chuẩn phù hợp và cách nhận biết các sản phẩm tồi. Nếu như tôi ghi rõ những tiêu chí của mình là: có sự nghiệp rõ ràng (hiện tại đang có bao nhiêu, trong tương lai sẽ có cái gì…), biết sống (hiếu thảo, biết cách chơi với những người chơi được) và tốt về khoản phòng the thì tôi sẽ sàng lọc đến mỏi tay để chọn ra một người chồng vừa ý.

Một sự thật là muốn có sản phẩm tốt, bản thân phải “ngon lành”. Tiêu chí của bạn là gì tự bạn phải biết rõ, đừng chạy theo phong trào, giống mẹ, giống bạn, giống bè cho bằng chị bằng em. Bởi cái gì đem lại cho bạn sự mãn nguyện lâu dài thì đó chính là lựa chọn. Tiến sĩ cũng tốt mà vá xe cũng chẳng sao, miễn là sống với người đó ta hoàn toàn thanh thản, an bình và thỏa mãn các yêu cầu cơ bản của một người đàn bà.

Cũng đã vấp nhiều phản đối ...
nhưng cuối tuần em mở thớt này mong lôi kéo được mọi người vào đàm đạo
 

linhdannguyen1

Thành viên chính thức
11/10/16
123
6
Có vài ví dụ, nhưng khó phù hợp với xã hội Việt Nam, nhưng gần như là một sự thỏa thuận cho một cuộc hôn nhân:
- Quan hệ trước hôn nhân thoải mái từ trẻ với nhiều người, sống thử trước khi cưới; khi nào thấy hợp - sẵn sàng cho cam kết lớn hơn mới cưới.
- Cưới rồi phải suy nghĩ kỹ quyết định thời điểm có con, quyết định chỉ có con khi có đủ điều kiện tâm - sinh lý & vật chất để cho nó một cuộc đời đáng sống không; nếu không thì thôi, hưởng thụ đi
- Trưởng thành rồi thì phắn, hãy tạo ra một cuộc sống/gia đình tốt của mình & đừng ăn hại bố mẹ nữa, không cần báo hiếu
- Đối tác ngoại tình thì mình cũng ngoại tình theo - nhất định là thế, đừng có nhờn; cả hai cùng không tha thứ được thì giải tán.
- Đàn ông đàn bà kiếm tiền/trách nhiệm gia đình như nhau, chia cho đều; tự bảo vệ nhan sắc và sự hấp dẫn của mình với đối tác,

Tất nhiên, mọi sự t nó chỉ có ý nghĩa khi gắn liền với trách nhiệm; bất kể lựa chọn nào đều trên nền tảng phải thực hiện đúng cam kết - lựa chọn trước đó của mình. Tỉ dụ, đẻ một đống con rồi mà muốn "khoảng trời riêng" trước khi chúng nó trưởng thành là không tôn trọng cam kết của mình lúc đẻ nó ra. Tấy nhiên chỉ có đẻ con ra là cam kết không thể hủy kèo được; còn thì là cái đinh (nếu chấp nhận phạt & vẫn tự lo được cho mình); vậy nên, rất cần suy nghĩ lúc ký kết hôn nhân
 

HuynhTran

Thành viên cơ bản
21/5/13
169
14
Cha mẹ, người thân, người yêu, vợ con, bạn bè, rau cỏ, máy bay, phi công... họ là những đối tác xoay vần suốt cuộc đời của chúng ta. ... nên cần hiểu tận hưởng hạnh phúc cho chính mình nghĩa là gì đã?

Có người than thở rằng đã có ai sống một cuộc sống cho mình đúng nghĩa? Đã bao giờ dám vượt qua khuôn khổ định kiến? Lúc nào cũng là sống một cuộc sống vì người khác? Đến khi bước một chân vào cửa tử chợt ngoảnh lại đã có hối hận? Truyền thống nối tiếp truyền thống như một thứ rào cản không dám tận hưởng hạnh phúc cho chính mình? Còn bao nhiêu thời gian nữa?

Nếu chọn cách sống vị bản thân chắc chắn nhiều lúc ta lại phải đau đáu quay lại với chính câu hỏi này "liệu sự tồn tại của ta trong cuộc sống này là vì mục đích gì, ý nghĩa gì?".

Ở từng giai đoạn của cuộc đời thì con người sẽ có những thay đổi rất khác nhau về quan niệm sống, lẽ sống; tuy nhiên dù thay đổi đến mấy đi nữa thì sâu thẳm trong suy nghĩ của mỗi người vẫn đều có đối tượng mục tiêu mà người đó hướng tới để chọn làm lý tưởng sống. Cha mẹ, người thân, người yêu, vợ con, bạn bè, rau cỏ, máy bay, phi công... họ là những đối tác xoay vần suốt cuộc đời của chúng ta. Buông tay với một người là vợ/chồng mà ta đã từng yêu rất nhiều để nắm tay một người khác mà ta nghĩ rằng ta sẽ yêu và được yêu nhiều hơn, há chẳng phải là sẽ sống cho mình sao?

Và theo suy nghĩ của riêng mình, khi đặt một chân vào thế giới bên kia thì con người ta sẽ chỉ phải hối hận, ray rứt với những suy nghĩ như tại sao lúc cuộc sống còn "Xanh", ta không yêu người kia nhiều hơn, không lo cho người nọ được đủ đầy, không chăm sóc những người thân ruột thịt một cách vẹn tròn nhất...; chứ không phải là hối hận vì đã không dám sống cho chính mình.

Bởi lẽ, thứ ta gọi là hạnh phúc theo cách đơn giản nhất chỉ có được khi ta trao niềm vui cho những người mà ta yêu thương: niềm vui dâng lên trong họ, hạnh phúc cũng dâng lên trong trái tim ta.

Chốt lại mọi thứ để trả lời cho câu hỏi "sống một cuộc sống đúng nghĩa" là dư thế lào: câu trả lời là không thể có một cuộc sống đúng nghĩa. Thay vào đó, con người ta sẽ có những cuộc sống mang tên ý nghĩa, bất nghĩa hoặc giả nhân giả nghĩa để rồi cuối cùng ai cũng như ai sẽ được đưa về một nơi gọi là miền đất nghĩa (nghĩa địa)

Vậy hợp đồng hôn nhân cần soạn như thế nào đây?
 

thuanpham

Thành viên cơ bản
10/7/13
146
8
huynhtran nói:
Cha mẹ, người thân, người yêu, vợ con, bạn bè, rau cỏ, máy bay, phi công... họ là những đối tác xoay vần suốt cuộc đời của chúng ta. ... nên cần hiểu tận hưởng hạnh phúc cho chính mình nghĩa là gì đã?

Có người than thở rằng đã có ai sống một cuộc sống cho mình đúng nghĩa? Đã bao giờ dám vượt qua khuôn khổ định kiến? Lúc nào cũng là sống một cuộc sống vì người khác? Đến khi bước một chân vào cửa tử chợt ngoảnh lại đã có hối hận? Truyền thống nối tiếp truyền thống như một thứ rào cản không dám tận hưởng hạnh phúc cho chính mình? Còn bao nhiêu thời gian nữa?

Nếu chọn cách sống vị bản thân chắc chắn nhiều lúc ta lại phải đau đáu quay lại với chính câu hỏi này "liệu sự tồn tại của ta trong cuộc sống này là vì mục đích gì, ý nghĩa gì?".

Ở từng giai đoạn của cuộc đời thì con người sẽ có những thay đổi rất khác nhau về quan niệm sống, lẽ sống; tuy nhiên dù thay đổi đến mấy đi nữa thì sâu thẳm trong suy nghĩ của mỗi người vẫn đều có đối tượng mục tiêu mà người đó hướng tới để chọn làm lý tưởng sống. Cha mẹ, người thân, người yêu, vợ con, bạn bè, rau cỏ, máy bay, phi công... họ là những đối tác xoay vần suốt cuộc đời của chúng ta. Buông tay với một người là vợ/chồng mà ta đã từng yêu rất nhiều để nắm tay một người khác mà ta nghĩ rằng ta sẽ yêu và được yêu nhiều hơn, há chẳng phải là sẽ sống cho mình sao?

Và theo suy nghĩ của riêng mình, khi đặt một chân vào thế giới bên kia thì con người ta sẽ chỉ phải hối hận, ray rứt với những suy nghĩ như tại sao lúc cuộc sống còn "Xanh", ta không yêu người kia nhiều hơn, không lo cho người nọ được đủ đầy, không chăm sóc những người thân ruột thịt một cách vẹn tròn nhất...; chứ không phải là hối hận vì đã không dám sống cho chính mình.

Bởi lẽ, thứ ta gọi là hạnh phúc theo cách đơn giản nhất chỉ có được khi ta trao niềm vui cho những người mà ta yêu thương: niềm vui dâng lên trong họ, hạnh phúc cũng dâng lên trong trái tim ta.

Chốt lại mọi thứ để trả lời cho câu hỏi "sống một cuộc sống đúng nghĩa" là dư thế lào: câu trả lời là không thể có một cuộc sống đúng nghĩa. Thay vào đó, con người ta sẽ có những cuộc sống mang tên ý nghĩa, bất nghĩa hoặc giả nhân giả nghĩa để rồi cuối cùng ai cũng như ai sẽ được đưa về một nơi gọi là miền đất nghĩa (nghĩa địa)

Vậy hợp đồng hôn nhân cần soạn như thế nào đây?
Thì cứ soạn theo quan điểm của mình