Sử dụng Bê tông phun cốt sợi thép làm kết cấu chống giữ công trình ngầm

kienthucxaydung

Gác cổng
1/4/13
30
2
kienthucxaydung.vn
Trong quá trình thi công Công trình ngầm theo phương pháp NATM (phương pháp đào hầm của Áo được Rabcewiez trình bày năm 1963) bêtông phun là một trong những kết cấu bảo vệ cơ bản nhất và được xem như là cốt lõi của phương pháp.

SỬ DỤNG BÊTÔNG PHUN CỐT SỢI THÉP LÀM KẾT CẤU
CHỐNG GIỮ CÔNG TRÌNH NGẦM

ThS. Bùi Văn Đức, ThS. Phạm Ngọc Anh
PGS. TS. Đào Văn Canh
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Tóm tắt
Trong quá trình thi công Công trình ngầm theo phương pháp NATM (phương pháp đào hầm của Áo được Rabcewiez trình bày năm 1963) bêtông phun là một trong những kết cấu bảo vệ cơ bản nhất và được xem như là cốt lõi của phương pháp. Phương pháp NATM chính là sử dụng bêtông phun làm kết cấu chống sơ bộ (tạm) hay kết cấu bảo vệ nhanh, kịp thời cho Công trình ngầm. Do đó, mộtbộ phận các nhà khoa học vàthi công thực tế của Châu Âu còn quan niệm rằng đây là phương pháp bêtông phun. Thành phần cấp phối của bêtông phun truyền thống thường chỉ bao gồm vật liệu bê tông xi măng và một số phụ gia khác nhằm tăng cường tính linh hoạt hay độ linh động của bêtông phun. Tuy nhiên, do đặc tính của bêtông xi măng thông thường là vật liệu dòn, có cường độ chịu kéo và khả năng biến dạng thấp, bên cạnh đó, mức độ ổn định của khối đá hay công trình ngầm phụ thuộc trực tiếp vào đặc điểm cấu trúc (sự hình thành các khối nêm), và các tác động cơ học thường xuyên xuất hiện trong quá trình thi công Công trình ngầm [1], nên các kết cấu chống phải có khả năng chịu lực cao hơn, đa dạng và linh hoạt hơn.
Do đó, việc sử dụng thêm các thành phần cốt trong vật liệu bê tông xi măng nhằm tăng khả năng chịu ứng suất kéo, cải thiện độ bền và chống nứt của bêtông phun là hết sức cần thiết thiết.


Mời download & xem file đính kèm: vncold.vn/Modules/CMS/Upload/10/KhoaHocCongNghe/130510/BeTongPhunCotSoiFinal.pdf