Thảo luận về thiết kế PCCC và cứu nạn khi cải tạo nhà ở tư nhân thành các cơ sở kinh doanh

amateurish

Thành viên cơ bản
1/4/13
84
5
Theo quy định tại khoản 2 điều 15 Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi:
"2. Đối tượng thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
a) Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng.
b) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải."


PHỤ LỤC IV
DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH DO CƠ QUAN CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ)​
1. Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.
2. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường dạy nghề, trường phổ thông và các loại trường khác có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên.
3. Bệnh viện cấp huyện trở lên; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên.
4. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có sức chứa từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động ngoài trời có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
5. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp tỉnh trở lên; nhà hội chợ, di tích lịch sử, công trình văn hóa khác cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
6. Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
7. Công trình phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp huyện trở lên.
8. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và cấp tỉnh trở lên thuộc mọi lĩnh vực.
9. Cảng hàng không; cảng biển, cảng đường thủy nội địa từ cấp IV trở lên; bến xe ô tô cấp huyện trở lên; nhà ga đường sắt có tổng diện tích sàn từ 500 m2 trở lên.
10. Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
11. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã trở lên; trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
12. Công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
13. Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài từ 2.000 m trở lên; hầm đường bộ có chiều dài từ 100 m trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
14. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến, bảo quản, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp.
15. Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
16. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.
17. Nhà máy điện (hạt nhân, nhiệt điện, thủy điện, phong điện...) trạm biến áp có điện áp từ 110 KV trở lên.
18. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
19. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
20. Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt./.

Với trường hợp bị rơi vào phụ lục 4, ví dụ thang thoát hiểm, cơ sở pháp lý nào để được bố trí như sau
n5G3JYY.jpg


Google mãi chưa ra được phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ mà phù hợp với hạng mục trên
 
Đang dự kiến áp dụng cái Quyết định số 04/2008/QĐ-BTBXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quy chuẩn xây dựng Việt Nam - “QCVN : 01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng" như sau
2.8.10. Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ

Bảng 2.10: Các bộ phận nhà được phép nhô ra

Độ cao so với mặt hè (m) Bộ phận được nhô ra Độ vươn tối đa (m) Cách mép vỉa hè tối thiểu (m)
≥ 2,5 Gờ chỉ, trang trí 0,2
≥ 2,5 Kết cấu di động: Mái dù, cánh cửa 1,0m
≥ 3,5 Kết cấu cố định (phải nghiên cứu quy định trong tổng thể kiến trúc khu vực):
- Ban công mái đua 1,0
- Mái đón, mái hè phố 0,6
 
Hiện nay QCVN 01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng là văn bản tối thượng nhất - dù lạc con mẹ nó hậu rồi - nhưng trong Quy chuẩn này không có cái khái niệm thang thoát hiểm thoát nạn được quyền đua ra ngoài chỉ giới xây dựng. Hiện nay Quy chuẩn QCVN 01: 2008/BXD đang được Bộ Xây dựng chỉ đạo tổ chức soát xét chỉnh sửa, dự kiến tên mới của nó là QCVN 01:2019/BXD , tại mục 2.6.7 và 2.6.8 có

2.6.7 Quy định về các chi tiết kiến trúc của công trình tiếp giáp với tuyến đường
- Các chi tiết kiến trúc của công trình do đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị và quy chế về kiến trúc, cảnh quan tại từng khu vực quy định;
- Trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, các quy định trên phải đảm bảo nguyên tắc sau: Không cản trở các hoạt động giao thông tại lòng đường; đảm bảo an toàn, thuận tiện cho các hoạt động đi bộ trên vỉa hè; Không làm ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật nổi và ngầm trên tuyến phố; Đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố; Đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và các hoạt động của phương tiện chữa cháy;
- Trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ, các quy định trên phải đảm bảo nguyên tắc sau: Không một bộ phận, chi tiết kiến trúc nào của công trình được vượt quá chỉ giới đường đỏ; Đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố; Đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và các hoạt động của phương tiện chữa cháy.

2.6.8 Quan hệ với các công trình bên cạnh:
- Các chi tiết kiến trúc của công trình phần tiếp giáp với công trình bên cạnh do đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế và quy chế về kiến trúc, cảnh quan tại từng khu vực quy định;
- Các quy định phải đảm bảo nguyên tắc sau: Đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ theo quy định; Đảm bảo mọi hoạt động tại công trình này không tác động, ảnh hưởng xấu đến mọi hoạt động (sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi…) cho các công trình bên cạnh.

Nếu áp theo QCVN 01:2019/BXD dự kiến thì e rằng không cho cho thang thoát hiểm nhảy ra đâu, vì làm xấu bộ mặt đô thị, dù theo hình ảnh của chủ thớt là bố trí phía sau tòa nhà (mặt tiền sau).
 
Mình không hiểu @manhkts đề cập gì ? ý nói là không có cái gọi là kết cấu thang thoát hiểm bên ngoài trong quy chuẩn xây dựng ? Nếu vậy thì đúng ý mình, mình đang tìm kiếm quy định về phần kết cấu cố định "vươn ra từ công trình, phần vươn ra có thể nằm trên phần không gian vỉa hè và ngoài chỉ giới xây dựng công trình".

Còn nếu là mái đua thì dễ quá rồi, vì hiện nay tại các trục đường thương mại dịch vụ có vỉa hè rộng trên 3m, các công trình xây dựng giáp với chỉ giới đường đỏ được xây dựng mái đua che nắng. Độ vươn của mái đua phải bằng đúng 2m tính từ chỉ giới đường đỏ; chiều cao cách mặt vỉa hè tối thiểu 3,5m. Kết cấu mái đua che nắng phải bảo đảm bền vững và an toàn.

Hiện tại về cầu thang thoát nạn bên ngoài tòa nhà chỉ có duy nhất cái QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
 
Ông @amateurish đưa ra đề tài tào lao quá, đọc kỹ QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình đi

2.5. Cầu thang và buồng thang bộ
2.5.1. Cầu thang và buồng thang bộ dùng để thoát nạn được phân thành các loại sau:
a) Các loại cầu thang bộ:
+ Loại 1 – cầu thang bên trong nhà, được đặt trong buồng thang;
+ Loại 2 – cầu thang bên trong nhà, để hở;
+ Loại 3 – cầu thang bên ngoài nhà, để hở;
CHÚ THÍCH: Để hở tức là không được đặt trong buồng thang.
b) Các loại buồng thang bộ thông thường:
+ L1 – có các lỗ cửa ở tường ngoài trên mỗi tầng (để hở hoặc lắp kính);
+ L2 – được chiếu sáng tự nhiên qua các lỗ ở trên mái (để hở hoặc lắp kính);
c) Các loại buồng thang bộ không nhiễm khói:
+ N1 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoảng thông thoáng bên ngoài nhà theo một lối đi hở (khoảng thông thoáng này thường ở dạng logia hoặc ban công). Lối đi qua khoảng thông thoáng này không được nhiễm khói;
+ N2 – có áp suất không khí dương (áp suất không khí trong buồng thang cao hơn bên ngoài buồng thang) trong buồng thang khi có cháy;
+ N3 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm có áp suất không khí dương (áp suất không khí dương trong khoang đệm là thường xuyên hoặc khi có cháy).
2.5.2. Thang chữa cháy để phục vụ cho việc chữa cháy và cứu nạn được phân thành 2 loại sau:
- P1 – thang đứng;
- P2 – thang bậc với độ nghiêng không quá 6 : 1 (không quá 80o).

Vậy cầu thang một phần của tòa nhà, buộc phải xây dựng như một phần kiến trúc của tòa nhà, làm gì có khái niệm đánh lận con đen là phần kết cấu cố định "vươn ra từ công trình, phần vươn ra có thể nằm trên phần không gian vỉa hè và ngoài chỉ giới xây dựng công trình".

Còn muốn binh vi phạm xây dựng lại là vấn đề khác, tốt nhất là không nên thảo luận trên diễn đàn.
 
Nói chung là vấn đề này khá chua, gần như là ĐỘC QUYỀN của những người có liên quan.
Nhà mình phần xây dựng hoàn thiện 7 tầng hết có 8 tỷ, nhưng phòng cháy chữa cháy ngốn mất 1 tỷ, trong đó phí loằng ngoằng bay mất 300 triệu.
 
Dự là sắp tới có nhiều biến động về PCCC

Về phía Nghị Định

Phụ lục IV và Điều 15.1.d trái luật
Điều 3.4 của dự thảo quy định về Phụ lục IV - Danh mục cơ sở thuộc diện phải thông báo với cơ quan công an về việc bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào sử dụng.

Điều 15.1.d của dự thảo quy định đối với các cơ sở quy định tại Phụ lục IV trước khi đưa vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở phải thông báo với cơ quan công an về việc bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy.

Điều 14.1 quy định bất hợp lý, gây tốn kém không cần thiết cho doanh nghiệp
Điều 14.1 của dự thảo quy định “Việc lập đồ án quy hoạch, hồ sơ thiết kế xây dựng dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này phải do đơn vị có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 42 của Nghị định này thực hiện và phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy”.

Điều 15.6 không có căn cứ pháp lý
Điều 15.6 dự thảo quy định trách nhiệm không cung ứng dịch vụ điện nước cho dự án, công trình khi chủ đầu tư không cung cấp được văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy, chữa cháy.

Điều 18.10.c không có căn cứ pháp lý, ít có khả năng thực thi trên thực tế
Điều 18.10.c dự thảo quy định: “Cơ quan quản lý nhà nước không cấp phép đầu tư xây dựng dự án, công trình mới cho chủ đầu tư có công trình đang bị đình chỉ hoạt động”.

Điều 18.10.c không có căn cứ pháp lý, ít có khả năng thực thi trên thực tế
Điều 18.10.c dự thảo quy định: “Cơ quan quản lý nhà nước không cấp phép đầu tư xây dựng dự án, công trình mới cho chủ đầu tư có công trình đang bị đình chỉ hoạt động”.

Đề nghị bãi bỏ các thành phần hồ sơ không liên quan
Điều 14.4.b dự thảo quy định hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế cơ sở của dự án, công trình cần phải có 3 loại giấy tờ.

Một là bản sao quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án sử dụng vốn khác (nếu có)

Hai là bản sao văn bản quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (quy hoạch 1/2.000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha) được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc bản sao văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp

Ba là đơn theo mẫu PC19 tại Phụ lục của dự thảo. Mục II của Mẫu đơn này yêu cầu danh mục hồ sơ gửi kèm, trong đó có nhiều hồ sơ không nằm trong quy định tại Điều 14.4.b như dự toán xây dựng công trình.



Về phía Quốc Hội ban hành Luật



Không biết tiếng nói của VCCI có được ghi nhận. VCCI dạo này nổi lên như một cơ quan phản biện chính sách, dự thảo văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước. Góp ý của họ rất ổn.
 
Có được làm thang thoát hiểm nằm nửa trong nửa ngoài nhà được không nhỉ ? Đọc bài này không hiểu gì hết cả


8.17. Cho phép sử dụng thang chữa cháy ngoài nhà thay cho lối thoát nạn thứ hai. Thang chữa cháy ngoài nhà dùng để thoát người phải có chiều rộng không nhỏ hơn 0,7 m; bề rộng mặt bậc không nhỏ hơn 0,25 m, chiều cao bậc – không lớn hơn 0,22m, độ dốc không lớn hơn 45o so với mặt phẳng ngang và phải có tay vịn cao 0,9 m.

 
Cũng đang vướng mắc cái vụ thoát hiểm ngoài trời, theo Danh mục Tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC hiện hành


đi tìm cái QCVN 04-1:2015/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà ở và công trình công cộng thì không thấy


Trên thực tế, tại nhiều địa phương đã áp dụng luôn văn bản dự thảo “QCVN 04-1:2015/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà ở và công trình công cộng”. Thậm chí, trong dự thảo đó còn ghi được ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 25/04/2015, tuy nhiên Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 25/04/2015 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ. Như vậy, trên thực tế, QCVN 04-1:2015/BXD vẫn chưa được Bộ Xây dựng ban hành, nên hoàn toàn không có hiệu lực pháp luật.

Bám vào

  • TCVN 3890 : 2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
Không đề cập đến lối thoát nạn​

  • TCVN 2622 : 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế
có đề cập nhưng chung chung quá​

7. Lối thoát nạn
7.1. Lối thoát nạn phải đảm bảo để mọi người trong phòng, ngôi nhà thoát ra an toàn, không bị khói bụi che phủ, trong thời gian cần thiết để sơ tán khi xảy ra cháy.
7.2. Các lối ra được coi là để thoát nạn nếu chúng thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
a) Dẫn từ các phòng của tầng một ra ngoài trực tiếp hoặc qua hành lang, tiền sảnh, buồng thang;
b) Dẫn từ các phòng của bất kì tầng nào, không kể tầng một, đến hành lang dẫn đến buồng thang, kể cả đi qua ngăn đệm. Khi đó các buồng thang phải có lối ra ngoài trực tiếp hay qua tiền sảnh được ngăn cách với các hành lang bằng vách ngăn có cửa đi;
c) Dẫn đến các phòng bên cạnh ở cùng một tầng có lối ra như ở mục a và b.
khi đặt các lối ra thoát nạn từ hai buồng thang qua tiền sảnh chung thì một trong hai buồng thang đó phải có lối ra ngoài trực tiếp ngoài lối vào tiền sảnh.
Các lối ra ngoài cho phép đặt thông qua ngăn cửa đệm;
Các lối ra từ tầng hầm, tầng chân cột phải trực tiếp ra ngoài.

Bám víu vào đâu nhỉ ?
 
Vừa tìm được cái tài liệu này, đang tìm hiểu thử - Làm rõ khái niệm lối thoát nạn và đường thoát nạn cho QCVN 06:2010/BXD

http://ibst.vn/upload/documents/file_upload/1533116467QUY-CHUAN-TIEU-CHUAN-76-81.pdf.


đọc xong thì mù mịt luôn

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có văn bản quy phạm hay tài liệu kỹ thuật nào bằng tiếng Việt đưa ra khái niệm về lối thoát nạn. Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn trong nước cũng như tiêu chuẩn nước ngoài đều chỉ dừng lại ở liệt kê vị trí và đưa ra các yêu cầu đối với lối thoát nạn, hoặc có giải thích nhưng chưa đủ giúp người đọc hình dung lối thoát nạn là gì. [2, 3, 4]


Tổng hợp những phân tích trên, có thể khái niệm “lối thoát nạn” của nhà là phần mặt phẳng giới hạn trùng với mặt ngoài của lỗ mở ở các bức tường của nhà, đảm bảo chiều rộng và chiều cao thông thủy tối thiểu, mà trong trường hợp xảy ra cháy, qua đó con người có thể di chuyển sang không gian an toàn hơn hoặc sang không gian ngoài nhà.



5-994908c28e.png


Hình trên. Minh họa các lối ra thoát nạn của gian phòng ở tầng 1
1 – dẫn ra ngoài trực tiếp; 2 – dẫn vào hành lang; 3 – vào tiền sảnh (phòng chờ); 4 – vào buồng thang bộ; 5 – vào hành lang, sau đó qua tiền sảnh (phòng chờ); 6 – qua hành lang và buồng thang bộ; 7 – vào gian phòng liền kề (trừ gian phòng hạng A và B) được đảm bảo bằng các lối thoát nạn

Hình dưới. Minh họa các lối thoát nạn từ các gian phòng ở trên tầng bất kỳ (trừ tầng 1)
1 – trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3; 2 – vào hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ hay cầu thang bộ loại 3; 3 – vào phòng sử dụng chung (hay phòng chờ) có lối ra trực tiếp dẫn vào buồng thang bộ hoặc tới cầu thang bộ loại 3; 4 - vào gian phòng liền kề (trừ gian phòng hạng A và B) được đảm bảo bằng các lối thoát nạn


Theo QCVN 06:2010/BXD
2.5. Cầu thang và buồng thang bộ
2.5.1. Cầu thang và buồng thang bộ dùng để thoát nạn được phân thành các loại sau:
a) Các loại cầu thang bộ:
+ Loại 3 – cầu thang bên ngoài nhà, để hở;
CHÚ THÍCH: Để hở tức là không được đặt trong buồng thang.

3.4. Cầu thang bộ và buồng thang bộ trên đường thoát nạn
Các cầu thang bộ loại 3 phải được làm bằng vật liệu không cháyđược đặt ở sát các phần đặc (không có ô cửa sổ hay lỗ ánh sáng) của tường có nhóm nguy hiểm cháy không thấp hơn K1 và có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 30. Các cầu thang bộ này phải có chiếu thang nằm cùng cao trình với lối ra thoát nạn, có lan can cao 1,2 m và bố trí cách lỗ cửa sổ không nhỏ hơn 1 m.

Vậy thì nó có quyền sử dụng hành lang ban công chứ, miễn là lối đi có làm bằng thép.