Thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng nhà ở có giá thành hợp lý

thuydoan

Thành viên cơ bản
17/1/19
5
1
Bạn đang có nhu cầu xây nhà phố? Và bạn mong muốn ngôi nhà mình phải đẹp, sang trọng tiện nghi nhưng phải có giá thành tương đối tốt.
Hãy để tôi chia sẽ những bí quyết hữu ích giúp tiết kiệm chi phí xây nhà phố một cách tối ưu nhất nhé!
1. Tận dụng những cửa hàng vật liệu giảm giá
Tận dụng tối đa những cửa hàng vật liệu giảm giá để có thể tiết kiệm được một khoảng kha khá trong khâu vật liệu khi xây nhà phố. Đặc biệt nên mua hàng trên mạng, vì ở đây thường có giá rẻ hơn so với mua ở cửa hàng (vì người chủ không phải tốn tiền thuê mặt bằng, bến bãi), lại có áp dụng những chương trình miễn phí vận chuyển khi mua hàng.
cam-nang-xay-nha-pho-gia-re-kaiso-thiet-ke-noi-that_2.jpg

Cẩm nang xây nhà phố giá rẻ
2. Dùng vật liệu tái sử dụng
Tìm hiểu xem bạn bè người thân có ai vừa mới xây nhà phố hay không để có thể liên hệ sang nhượng lại những vật dụng có thể tái sử dụng được cho ngôi nhà của mình. Hay bạn có thể chọn những vật liệu cũ đã qua sử dụng, như cửa gỗ, cửa nhôm, cửa sắt, tủ…, chỉ cần mang về chà rửa và sơn lại là sử dụng rất tốt mà lại tiết kiệm đươc một khoảng kha khá. Nếu bạn quyết định làm mới cửa sổ, cửa chính, không cần thiết phải chọn chất liệu đắt tiền, chỉ cần chọn loại vừa nhưng có hình thức đẹp là cũng đủ giúp cho ngôi nhà của bạn trở nên tinh tế, đẹp mắt.
3. Vật liệu công nghệ mới
cam-nang-xay-nha-pho-gia-re-kaiso-thiet-ke-noi-that_1.jpg

Sử dụng vật liệu mới khi muốn xây nhà phố giá rẻ
Bạn có thể chọn những vật liệu công nghệ mới với giá thành khá mềm, đồng thời còn giúp rút ngắn thời gian thi công xây nhà phố. Chẳng hạn, việc sử dụng gạch block (đúc bằng hỗn hợp đá mạt, xi-măng, cát mà không phải nung) giúp tiết kiệm được 30% giá thành so với loại gạch nung. Chưa kể, loại gạch này còn được đánh giá là thân thiện với môi trường.
Riêng với vách ngăn tường, thay vì dùng vách truyền thống, bạn có thể sử dụng tấm vách 3D, vách thạch cao là những vật liệu thi công nhanh, giá thành lại rẻ.
4. Ưu tiên dùng vật liệu có sẵn ở địa phương
Việc ưu tiên chọn loại vật liệu xây dựng là thế mạnh của địa phương sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển. Chẳng hạn miền Trung có thể sử dụng tre để gia cố móng thay vì dùng cừ tràm như ở miền Tây. Miền Trung có rất nhiều núi đá tự nhiên, đá ong có thể thay thế cho gạch nung thường dùng ở những vùng miền khác…
5. Chọn nội, ngoại thất tiết kiệm
Không nên để ý quá nhiều vào các chi tiết ốp lát rườm rà không cần thiết vì điều này chỉ khiến cho chi phí xây nhà tăng thêm còn về mặt thẩm mỹ lại không cao như mong đợi. Hạn chế sử dụng quá nhiều vật liệu gỗ tự nhiên, gạch ốp trang trí. Nên ưu tiên sử dụng những vật liệu có giá thành vừa phải mà vẫn đảm bảo nét thẩm mỹ, xinh xắn, bền chắc.
Sơn trong nhà không nên dùng loại sơn quá cao cấp, thay vào đó hãy chú trọng nhiều hơn về tông màu sao cho hài hòa và mang phong cách của chủ nhân. Mảng tường ngoài trời ở những vị trí như sau nhà, bên hông nhà là nơi không cần đặt nặng tính thẩm mỹ, sau khi xây, bạn chỉ cần quét nước xi măng là đủ. Chất liệu này vừa rẻ, vừa đỡ tốn nhân công vừa chống thấm tốt.
6. Đơn vị thi công giá rẻ
Lựa chọn đơn vị thi công là yếu tố khá quan trọng đối với việc tiết kiệm chi phí khi xây nhà. Nó quyết định 50% giá cả của một ngôi nhà, lại quyết định chất lượng công trình của bạn. Tìm hiểu những đơn vị xây nhà phố uy tín nhất và có giá thành rẻ để có thể tiết kiệm được chi phí cho ngôi nhà bạn.

Tổng hợp​
 
Mình vừa thấy bài này bên
Chủ đề (Thread) dành cho những thành viên cơ bản (thành viên mới đăng ký hoặc chưa đóng góp cho diễn đàn).

Phản đối BQT cho đăng những bài quảng cáo vô dụng như thế này, nội dung rỗng tuếch, mà còn khuyến khích đi rải spam.
kinh nghiệm xây nhà giá rẻ
mình nhớ trước đây BQT xóa liên tục những bài như thế này, nay sao lại cho đăng ?

và cũng cam đoan những thành viên như @thuydoan cũng chỉ biết cóp pết, chứ kiến thức về xây dựng là zero.
 

hoavt

Thành viên cơ bản
2/4/13
195
44
Cảm ơn @hoabinhxaydung đã report , hiện nay nội dung đề nghị của thành viên thuydoan chưa đến mức rải spam như bạn lên án.

Mong hoabinhxaydung chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng nhà phố - nếu được.
 
Theo mình, diễn đàn nên cung cấp môi trường chuyên nghiệp cho những thành viên chuyên nghiệp

Tại sao mình dị ứng với từ giá rẻ - google công ty Mặt Đá :)D) với cụm từ lừa đảo - bội tín .... thì biết, đã rẻ thì làm gì có tốt.

Kinh nghiệm của mình thì từng bước từng bước một, và nguyên tắc là các thành phần tham gia (thiết kế, thi công, giám sát) phải độc lập, đừng tham rẻ kiểu nhà thầu bao bản vẽ thiết kế. Với vật liệu hoàn thiện thì phải thân chinh đi mua, chứ không thể tin vào nhà thầu được.

Với phần thô nên khoán thẳng vật tư cho nhà thầu nhưng phải có giám sát độc lập đủ cứng để kiểm soát chất lượng, chứ 10 nhà thầu thi công nhà phố thì 9 nhà là thầu dép tổ ong.
 
@hoabinhxaydung - đúng là cái công ty MĐ giờ cũng nổi tiếng luôn

trích chia sẻ trên FB​
TRÁNH XA: CÔNG TY XÂY DỰNG MĐ - CHẤT LƯỢNG NHƯ RÁC - Please SHARE​
Lâu nay, Ít đăng Facebook, nhưng thiết nghĩ ai cũng mong 1 ngôi nhà đời người được vẹn toàn và xin chia sẻ để mọi người tránh 1 công ty xây dựng hay làm marketing & hô hào nhưnh chất lượng thì phải nói là NHƯ RÁC.​
Chừa Công ty MĐ ra nhé mọi người​
Lý do phẫn nộ​
1. Chạy theo số lượng => không theo chất lượng​
2. Thầu giá rẻ => trúng xong => bán thầu​
3. Bán thầu xong => giám sát cực kỳ lỏng lẻo => ăn công trình => gia đình từng bắt cty này đập nguyên 1 bức tường cho làm ăn dối trá​
4. Chạy tiến độ => làm ẩu, nhìn căn nhà là hoảng, thấm, dột, ứ, xì nước. Tất cả các thể loại​
5. Trễ tiến độ => đòi chủ nhà hỗ trợ 50/50​
6. Tư vấn thiết kế => như cho có => thiết kế ko ra gì: mất thẩm mỹ, ko mang lại giá trị cho chủ nhà, áp nhà này sang nhà khác. (dù vẫn tính phí thiết kế đàng hoàng)​
7. Dịch vụ: sau xây, khi có vấn đề cần xử lý thì gọi hôm nay, tháng sau xuất hiện. 5-6 lượt xuống thị sát nhưng không ai xử lý. Để gần hết hạn bảo hành thấm dột thì xuống làm qua loa rồi lại đâu ra đó. Bây giờ nhe ra đòi 2% tiền chủ nhà còn giữ lại, nói chung là bó tay.​
Bằng tất cả uy tín & danh dự cá nhân: KHUYÊN mọi người tránh xa công ty này.​
Gia đình mình sau lần đầu khờ dại, đã sáng suốt tìm những đối tác khác.​
Đây là những công ty kinh doanh theo mô hình nhượng quyền nhái theo Phở 24 của Lý Quý Trung, Home Buồn áp dụng đầu tiên thì phải, tới Home Mớ, Home Xỉn , Gian Không Tới ... rồi MĐ cũng theo y chang mô hình .... 99.99% chủ nhà vác xác tới nộp mạng là do báo giá ... RẺ.

Dân trong nghề đều biết tiếng các công ty này, chủ nhà ham rẻ dính đạn vì nó đăng báo quảng cáo trên Mua Bán, Tuổi trẻ v.v.. và ghi giá quảng cáo rất rẻ nhưg khi làm nó tính phát sinh kinh hồn và làm ẩu thì thôi rồi. Nói nôm na, công ty nào quảng cáo trên báo giá rẻ thì 99% là cùi, xây dựng không có chuyện rẻ mà đúng tiến độ và có chất lượng tốt .

Nhưng dù tai tiếng trên mạng cũng nhiều, nhưng vẩn kiếm được cũng khá với trò RẺ này.

Kinh nghiệm làm nhà phố là né các công ty theo mô hình nhượng quyền, dấu hiệu nhận biết là có nhiều chi nhánh
hoặc một lúc có quá nhiều hợp đồng - dấu hiệu nhận biết thì yêu cầu thầu dắt xuống công trình đang xây - bữa sau quay lại hỏi công nhân.
 
Các anh chị em mới làm nhà có thể gặp gỡ trao đổi với chúng tôi tại diễn đàn này hoặc trên Facebook
Hoặc truy cập website
Hân hạnh được hỗ trợ giúp đỡ mọi người
 
  • Like
Reactions: XuanCuongThuyLoi

congphuc

Thành viên cơ bản
2/5/19
27
0
35
tp.hcm
xaydungtecco.com
Các bạn làm việc có quy trình,minh bạch, rõ ràng và thống nhất trong HD, trình mẫu đúng theo HD trước khi làm, phát hiện vật tư đưa vào sử dụng không đúng lúc trình mẫu, thì xử phạt ( phạt như thế nào, quy định rõ trong HD) thì sợ nhà thầu gian dối điều gì ?
 
Tất cả bắt đầu từ thiết kế, nếu gia chủ lựa chọn đúng KTS tài giỏi thì họ sẽ thiết kế và lựa chọn nội thất với giá thành hợp lý cho gia chủ. Tuy nhiên tìm được KTS giỏi chỉ sống bằng vẽ nhà phố thì khó lắm, nên gặp gỡ các KTS là nhà thầu và thỏa thuận với họ 2 gói riêng biệt, gói thiết kế và gói thi công. Xong gói thiết kế, gia chủ được phép mời thầu các nhà thầu khác, nếu chọn nhà thầu là KTS đã thiết kế thì KTS có thể phải bớt đi 50% tiền thiết kế.

Quan trọng lớn nhất luôn phải có dự toán công trình, dù sau này giao thầu theo m2.
 

nguyenvanb

Thành viên cơ bản
Cho mình hỏi vai trò của giằng móng, mình không phải là dân xây dựng, nhưng nói rằng giằng móng chống lún lệch thì e là khó, theo mình chỉ có tác dụng đỡ tường xây, liệu có bỏ đi nếu lên đến trên mới đổ sàn, dầm sàn làm làm giằng móng luôn.
 

ShunDengSDT

Thành viên cơ bản
Cho mình hỏi vai trò của giằng móng, mình không phải là dân xây dựng, nhưng nói rằng giằng móng chống lún lệch thì e là khó, theo mình chỉ có tác dụng đỡ tường xây, liệu có bỏ đi nếu lên đến trên mới đổ sàn, dầm sàn làm làm giằng móng luôn.

Giằng tường là gì ?

Giằng tường (hay còn gọi là đai tường) là lớp bê tông cốt thép. Giằng tường liên kết các tường tạo thành hệ kết cấu đảm bảo độ ổn định của bản thân tường và độ cứng cho không gian nhà. Giằng tường tạo cho tường ngang và tường dọc thành một khối thống nhất. Tránh cho góc tường không bị xé nứt. Giằng tường có nhiệm vụ tiếp thu các lực ứng kéo, mô men và lực cắt khi có lún lệch. Giằng tường dưới trần nhà còn có tác dụng chống nứt do nhiệt độ. Giằng tường có độ dày bằng một hoặc 2 lần chiều dày viên gạch.

Chức năng của giằng tường trong kết cấu nhà
  • Phân bố đều tải trọng của sàn tầng trên xuống tường.
  • Liên kết các đỉnh tường của trần nhà trước khi tiến hành đổ móng, xây dựng tầng trên.
  • Giảm độ biến dạng cho sàn nhà trong mọi trường hợp.
  • Chống xoay, xô lệch ở các nút chân cột trong những điều kiện không tốt.
  • Tăng cường độ cứng, bền vững cho kết cấu công trình.
  • Tăng sức chịu đựng các loại tải trọng ngang khi xây nhà nhiều tầng.
  • Tăng độ bền vững, tải trọng cho các loại tường chịu lực.
  • Tăng độ cứng của kết cấu công trình.
Sử dụng giằng tường:
  • Ở Đâu cần phân bố đều lại tải trọng
  • Chỗ cần tăng độ cứng cho sàn…(ví dụ như các tấm ô văng, ban công….thì thêm dầm bo)
  • Ở Nơi công trình dễ bị xảy ra lún lệch, nơi hay có tải trọng động…thì nên kết hợp làm lanh tô….
  • Ngoài ra với những bức tường qúa lớn thì giằng tường góp phần tăng độ ổn định cho tường nữa……..

Giằng móng là gì ?

Giằng móng (hay dầm móng) là kết cấu nằm theo phương ngang nhà, là một kết cấu được dùng để liên kết các móng hoặc kết cấu trên móng lại nhằm tăng cường độ cứng của toàn hệ đồng thời có nhiệm vụ đỡ tường bao che (hoặc tường ngăn trong nhà) truyền vào móng. Vị trí của giằng móng phụ thuộc vào vị trí của tường. Có thể nằm ngoài, giữa và mặt trong của cột. Giằng móng thường có cấu tạo bê tông cốt thép. Dựa theo hình dáng, giằng móng được phân thành giằng móng dạng chữ nhật, chữ T hay hình thang

Do được gối lên móng nên kích thước và hình dáng của giằng móng phụ thuộc vào khoảng cách cột. Với khoảng cách cột 6m, giằng móng thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình thang. Với khoảng cách cột 12m, giằng móng thường có dạng hình chữ T. Cao độ mặt trên của giằng móng thường lấy thấp hơn mặt nền 50mm để bố trí lớp cách nước. Để chống biến dạng, phía dưới và bên dầm móng được chèn bằng cát, đá dăm nhỏ,…

Tùy ý đồ thiết kế của kỹ sư mà cần phải có móng hoặc nền gia cường dưới giằng hoặc không. Ngoại trừ trường hợp trên giằng có tường bắt buộc phải tính toán cần thận, giằng móng có thể đặt theo cấu tạo hoặc tính toán sự làm việc của nó trong tổng thể hệ kết cấu. Nói chung có thể lựa chọn kích thước tiết diện giằng theo nhiệm vụ của nó và các yêu cầu cấu tạo sau đó kiểm tra lại như các cấu kiện BTCT bình thường khác (chẳng hạn, chiều cao chọn theo chiều dài nhịp; bề rộng chọn theo chiều cao hoặc bề rộng tường bên trên…)

Một trong tác dụng của giằng móng là để chống xoay ở nút chân cột vì người ta luôn giả thiết chân cột ngàm, nhưng thực tế thì không thể là ngàm tuyệt đối được. Đài cọc rõ ràng có thể xoay và lún nên cần phải được khống chế các bậc tự do (chuyển vị) nhằm đảo bảo giả thiết đài cọc là ngàm. Thường thì khi thiết kế hay kiểm tra độ lún, nhưng khi khống chế lún thì mới chỉ đảm bảo về chuyển vị đứng nhưng còn chuyển vị ngang và xoay (thành phần trong số 6 bậc tự do) cũng phải được khống chế. Như vậy, giẳng móng trong trường hợp này càng lớn càng tham gia khống chế góc xoay này để đảm bảo cho giả thiết ngàm mà vẫn coi như là hiển nhiên khi mô hình hóa. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng thường thì độ cứng đơn vị của giằng móng nhỏ hơn nhiều của hệ cọc-đài nên tác dụng làm tăng độ cứng chống xoay cũng là khá hạn chế.

tyVGB91.jpg


Việc thiết kế dầm móng (dầm giằng) lâu nay vẫn là vấn đề còn tranh cãi đối với các kết cấu sư. Mỗi người lý luận, tính toán và cấu tạo một kiểu. Chẳng hạn một công trình cỡ Trung bình khoảng 15-20 tầng, có đơn vị Thiết kế lấy tiết diện dầm móng là 40×80 (cm), có đơn vị lấy đến tận 100×200 (cm) ..... đặc biệt là trong vấn đề khả năng giảm và chịu lún lệch của giằng móng. Nhiều người không biết tính thế nào thậm cũng không biết có cần hay không và sao lại cần nó. Nhiều người vẫn quan niệm là giằng móng có thể giảm lún lệch và khi tính toán giả định rằng chúng phải chịu chuyển vị cưỡng bức lên tới 8cm (nhưng điều này không đúng).

Giả sử các giằng phải tính lún lệch với độ lún khoảng 8cm nhưng vậy sẽ sinh ra một mô men rất lớn trong giằng móng. Do nút giằng – cột phải cân bằng nên cột cũng chịu mômen lớn tương tự. Nếu như ban đầu cột chỉ được thiết kế để chịu mômen (thường là khá nhỏ) trong sơ đồ kết cấu có chân là ngàm, như vậy lúc này lại phải chịu thêm mômen rất lớn nữa truyền từ giằng móng sang do đó có thể sẽ bị phá hoại. Tuy nhiên, nếu bỏ giằng móng đi sẽ không có mômen này và cột không bị phá hoại. Điều này có vẻ là phi lý!

Nguyên nhân sự phi lý ở đây là vì giằng móng không thể chống được độ lún lệch lớn và cũng không phải chịu độ lún lệch quá lớn trong thực tế. Có thể thấy điều này bằng cách giả sử nếu bỏ giằng móng đi thì đối với công trình cao tầng thì các cột không thể chuyển vị độc lập theo kiểu “1 cột đứng yên còn 1 cột bị lún xuống”. Lý do vì hệ kết cấu dầm, sàn, cột ở các tầng trên tạo thành hệ giàn có độ cứng rất lớn so với độ cứng của dầm móng khiến cho các cột không thể chuyển vị độc lập như vậy. Do đó, chỉ có khả năng là công trình bị nghiêng đi (giống như xe ôtô đi vào đầm lầm thì các bánh xe không thể chuyển vị xa so với nhau). Vì vậy dùng dầm móng để chống lún lệch trong nhà cao tầng không hiệu quả. Cho nên có thể kết luận là việc mô hình 1 móng chịu chuyển vị cưỡng bức khoảng 8 cm so với móng khác là phi lý so với sự làm việc thực tế( việc giả thiết trước độ lún lệch để tính giằng móng là không có cơ sở).

Ngoài ra, có thể căn cứ vào biểu đồ thí nghiệm nén thử tĩnh của cọc để lấy một căn cứ về độ lún của cọc và giải thích liệu có thể bị lún lệch lớn tới 8cm hay không. Thông thường người ta nén thử tĩnh để chọn Pth. Một số kết quả nén ở cấp tải 2-2.5Ptk cũng chỉ cho độ lún cọc khoẳng 3-5cm. Ở cấp tải Ptk thì độ lún cũng khoảng 1-2cm hoặc hơn một chút. Nếu hai móng gần nhau và chịu tải ngang nhau thì liệu có xảy ra lún lệch và độ lún lệch sẽ là bao nhiêu? Chưa tính đến việc cọc đã bị lún dần trong quá trình thi công. Vấn đề trên cho thấy rằng việc đưa một độ chênh lún quá lớn vào để tính toắn đà giằng là hoằn toằn không có cơ sở.

Chính vì vậy, theo GS. Ngô Thế Phong và TS. Phan Quang Minh (Trường Đại học Xây dựng) thì hiện tại nhà cao tầng dùng cọc khoan nhồi không cần dùng dầm móng (tất nhiên là trừ một số trường hợp đặc biệt) mà chỉ cần dùng nền dày khoảng 35 đến 50cm là đủ. Tuy nhiên, theo quan niệm này chỉ xét về vấn đề chịu lực mà chưa xét đến vấn đề cấu tạo vì bỏ giằng móng thay bằng sàn sẽ rất nguy hiểm khi chịu tải trọng động đất.

Thực tế giằng móng chỉ chịu kéo – nén là chính và còn chịu 1 phần mômen của cột (nếu cột bị lệch tâm nhiều so với đài móng thì mômen này là lớn), do đó thiết kế giằng móng quá lớn trong nhà cao tầng không có tác dụng gì nhiều đối với chống lún lệch. Muốn tính toán và thiết kế giằng móng cần phải mô hình hóa sự làm việc đồng thời của công trình và nền.


Để giải bài toán thiết kế giằng móng cần xét tới bài toán tương tác đất-kết cấu thông qua sự mô hình hóa sự làm việc đồng thời của móng và thân công trình. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Đại Minh thì vấn đề mô hình hóa cọc trong đât còn nhiều thiếu sót, do vậy cần thận trọng khi áp dụng trong thực tế. Theo GS Nguyễn Đình Cống thì việc mô hình hóa lò xo dưới mủi cọc cần xem xét kỹ lưỡng. Mô tả cọc chịu tải trọng ngang vẫn chưa thỏa đáng. Cũng có thể sử dụng các giả thiết gần đúng để tính toán

Quay lại câu hỏi của bạn @nguyenvanb, bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền khi bỏ giằng móng ? Việc có thêm giằng móng sẽ tăng độ ổn định như nói ở trên.
 

HoangThoQT

Thành viên cơ bản
29/5/19
3
4
35
Cho mình hỏi vai trò của giằng móng, mình không phải là dân xây dựng, nhưng nói rằng giằng móng chống lún lệch thì e là khó, theo mình chỉ có tác dụng đỡ tường xây, liệu có bỏ đi nếu lên đến trên mới đổ sàn, dầm sàn làm làm giằng móng luôn.
Nhà phố xây chen, chắc chắn phải làm móng lệch tâm, khi đó vai trò của giằng móng quan trọng lắm .... đọc tài bài viết này


mình trích ra đây


Giằng móng đóng vai trò quan trọng trong bài toán thiết kế móng lệch tâm, giằng móng nối giữa các đài tạo thành hệ đòn gánh để cân bằng mô men lệch tâm
Ví dụ trường hợp tải trọng chân cột = 60T (để đơn giản coi như không có mô men ở chân cột), cọc 200x200 có sức chịu tải thiết kế là Ptk = 20T. Bỏ qua trọng lượng bản thân của các cấu kiện. Trong tính toán sơ bộ có thể chọn 3 hoặc 4 cọc

Trường hợp không kể đến tác dụng của giằng móng

Theo tính toán, khi không kể đến tác dụng của giằng móng, số lượng cọc cần thiết là 8 cọc, sơ đồ đài cọc và tải trọng đầu cọc được thể hiện như hình phía dưới
TfTi52O.jpg


Có thể thấy, khi không kể đến tác dụng của giằng móng, số lượng cọc tăng lên rất nhiều, bên cạnh đó trong ví dụ trên còn phát sinh một nhóm cọc chịu nhổ, và khoảng cách giữa hai nhóm cọc chịu nén và chịu nhổ phải đủ lớn để tạo ra cặp ngẫu lực cân bằng với mô men lệch tâm.

Trường hợp có kể đến tác dụng của giằng móng

Khi kể đến tác dụng của giằng móng (trong ví dụ sử dụng giằng kích thước 400x700), số lượng cọc yêu cầu chỉ còn là 4 cọc, sơ đồ đài cọc và tải trọng đầu cọc được thể hiện như hình phía dưới

BcHHBw3.jpg


Có thể thấy, khi kể đến tác dụng của giằng móng, số lượng cọc bằng xấp xỉ với kết quả tính toán sơ bộ, tải trọng phân bố trong các cọc đồng đều hơn, và không có cọc chịu nhổ. Điều này được lý giải là do mô men lệch tâm đã được cân bằng bởi mô men phát sinh trong giằng móng, cụ thể là trong ví dụ này, giá trị mô men trong giằng móng bằng 47.2Tm. Đây chính là điểm khác biệt so với bài toán thông thường, đó là mô men trong giằng móng chống lệch tâm có giá trị tương đối lớn. Dầm móng cũng cần có kích thước lớn hơn thông thường để đảm bảo đủ độ cứng để phân phối mô men lệch tâm, cũng như để đảm bảo được mô men mà nó phải gánh chịu.

các phương án bố trí đài cọc
Chúng ta tiến hành thêm một ví dụ để so sánh sự khác nhau giữa các phương án bố trí đài cọc. Hình ảnh phía dưới là kết quả tải trọng đầu cọc và mô men trong giằng móng trong 2 trường hợp bố trí đài cọc khác nhau (với cùng số lượng cọc)

g37wm4X.jpg


Nhìn vào kết quả, chúng ta có thể thấy đối với trường hợp bố trí cọc sát biên, tải trọng đầu cọc đồng đểu hơn và bên cạnh đó mô men trong giằng móng cũng bé hơn so với trường hợp bố trí cọc đều và xa chân cột. Có thể lý giải điều này là do khi đẩy cọc ra sát biên, thì trọng tâm nhóm cọc sẽ gần với chân cột hơn, do đó mô men lệch tâm cũng bé hơn.
 

nguyenvanb

Thành viên cơ bản
@ShunDengSDT mình đang hỏi đúng là trường hợp giằng móng không đỡ tường, vì nó nằm tuốt ở dưới đất sâu

@HoangThoQT trường hợp của bạn thì mình hiểu cái giằng móng như cái dầm gánh 2 cái cột rồi, khác trường hợp mình nói, trường hợp không dùng cọc thì sao, nếu là móng băng 1 phương có cần làm giắng móng dọc nhà không ?
 

HoangThoQT

Thành viên cơ bản
29/5/19
3
4
35
@nguyenvanb bạn hình dung cái bàn có 8 chân, có thanh ngang dọc xung quanh dưới 8 chân bàn thì 8 chân bàn vẫn "cứng hơn", vì khi lỡ một chân bàn chịu tác động cục bộ (ví dụ bạn đá chân vào) thì nhờ thanh ngang thanh dọc mà truyền lực đi 7 chân bàn còn lại, phản lại lực đá chân của bạn, dĩ nhiên nếu có 2 chân bàn yếu bị gãy (lún) thì vai trò hệ giằng ngang dọc không có tác dụng thay thế 2 chân bàn bị gãy. Nếu 6 chân bàn còn lại gánh được lực của 2 chân bàn còn lại thì giằng ngang giằng dọc phải to khủng khiế.p

Tương tư như cái bàn, mình biết bạn băn khoăn là , giữa các móng băng (một phương) chuyện lún lệch khó mà tránh được nhưng giằng móng không có vai trò gì, nếu làm giằng móng thì phải đào sâu dọc nhà tốn công sức, nhưng như mình đã nói nhờ giằng móng mà đảm bảo độ ổn định tổng thể cũng như độ cứng không gian của toàn hệ móng ... còn để móng lún lệch đến mức hư giằng móng thì bó tay, vì cho phép lún lệch chỉ 0.002 .... nôm na là hệ giằng này có tác dụng truyền lực ngang từ móng (hoặc đài cọc) này sang móng (đài cọc) khác.

Hình dung 0.002 không nhỉ ? Ví dụ 2 cột nhà cách nhau 10m, 1 cột lún 0.5cm - cột kia lún hẳn 8cm (nằm trong quy định cho phép), 2 cột cách nhau 10m ==> lún lệch là 7.5cm/1000cm=0.0075 >> 0.002 ... vậy là vi phạm rồi (con số 0.002 là con số dùng để kiểm soát giới hạn chảy thực tế hoặc quy ước = bằng ứng suất ứng với biến dạng dư là 0.2%, từ đó tính ra được cường độ tiêu chuẩn của cốt thép ).
 
Không phải là dân kỹ thuật xây dựng chuyên nghiệp, nhưng tôi cũng có vài dòng ý kiến, khi hệ móng lún lệch thì giằng móng sẽ bị chuyển vị cưỡng bức ở 2 đầu, như vậy nếu liên kết dầm móng vào móng (hoặc cột) không cứng tuyệt đối thì chắc chắn sẽ bị xoay, mà xoay thì toi. Lý thuyết thì nói gì không được, thực tế để không xoay thì chắc chắn cái giằng móng đó không phải là dầm nữa mà phải là tấm cứng.

Giằng móng chỉ hỗ trợ móng chịu lực ngang thôi.
 
  • Like
Reactions: angcovat
Xây nhà hết bao nhiêu tiền và cách tính như thế nào mời các gia chủ tham khảo cụ thể dưới bài viết này nhé
Xem thêm: Năm 2021 có nên xây nhà trọn gói - chìa khóa chao tay không ?
cach-tinh-chi-phi-xay-nha-pho-nam-2021.jpg

Cách tính tổng chi phí xây nhà năm 2021
1. Đơn giá xây dựng

Từ việc xác định được khu vực xây dựng bạn sẽ có đơn giá cụ thể hơn cho ngôi nhà của mình, Đây là yếu tố quan trọng thứ 2 trong tổng chi phí xây nhà của bạn,
Phần đơn giá còn phụ thuộc vào hình thức dịch vụ bạn lựa chọn, hiện nay có hình thức trọn gói và không trọn gói ( thuê nhân công )
- Đơn giá xây dựng trọn gói là đơn giá bao gồm từ nhân công, nguyên vật liệu, thi công từ a-z bao gồm phần nội thất cơ bản trong nhà, hay còn gọi là hình thích chìa khóa chao tay, khi hoàn thiện gia chủ chỉ việc sách đến ở mà không cần sắm gì.
Đơn giá thi công trọn gói được tính dao động từ 4 triệu đến 6 triệu tùy vào khu vực xây dựng, chất lượng nguyên vật liệu, cũng như độ khó của các mẫu thiết kế nhà đẹp của bạn
- Đơn giá nhân công trọn gói là hình thức nhà thầu chỉ cung cấp nhân công xây dựng còn gia chủ phải lo lắng từ nguyên vật liệu, nội thất, tự quản lý mất mát, thiếu hiệu, tự giám sát công trình, ...
Đơn giá nhân công trọn gói cũng được tính giao động theo khu vực từ 1.1 triệu - 1.3 triệu
Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị cho mình 1 khoản tiền cố định dư ra khi xây nhà sẽ có phát sinh nếu như bạn tự làm nhà và tự quản lý, còn khi bạn xây nhà trọn gói thì bạn cũng yên tâm không có phát sinh, mà nếu có phát sinh bạn sẽ không phải chịu một khoản nào cả.
2.Diện tích xây dựng
Diện tích xây dựng là diện tích chính xác xây nhà được tính bằng m2, đây là yếu tố chính tác động đến tổng mức tiền đầu tư xây nhà của bạn. Diện tích càng nhiều thì chi phí xây càng cao và ngược lại
Diện tích xây dựng được tính ra từng phần như sau: Là tổng của diện tích phần móng + diện tích sàn ( diện tích các tầng ) + Diện tích mái đối với những mẫu nhà không có cảnh quan sân vườn, còn những nhà có sân vườn sẽ được công thêm phần diện tích liên quan đến xây dựng đó.
Cách tính diện tích cụ thể từng phần như sau:
- Diện tích phần móng hiện nay có rất nhiều loại đất khác nhau, chúng ta sẽ dựa vào từng loại đất xây dựng để có cách thi công phần móng khác nhau, vì phần móng là phần cốt chịu lực chính của nhà, nếu móng tốt thì ngôi nhà mới bền lâu được, tuy nhiên hiện nay có những mảnh đất mượn, được san lấp từ những cánh ruộng, ao hồ thì chúng ta sẽ có phần thi công móc khác những mảnh đất tốt khác, có các kiểu móng như móng đơn, móng băng, móng cọc, móng bè, mỗi móng có cách thi công và tích khác nhau, tuy nhiên hiện nay chúng ta lại hay lấy phần diện tích móng bằng 50% diện tích sàn.
- Diện tích sàn xây dựng là tổng số sàn công lại với nhau ( hay gọi là tổng số tầng ). Càng nhiều tầng thì diện tích càng nhiều, chi phí càng cao.
- Diện tích mái là diện tích phần trên cùng của nhà, thường thì những mẫu thiết kế nhà phố có phần mái là mái bằng, mái tôn, mái thái, mỗi mái có một cách tính chi phí khác nhau, Thông thường trong xây dựng vẫn được quy ước tính ước lượng tương đối để tích diện tích mái như sau: Như mái tôn được tính bằng 30% diện tích sàn, mái bằng là 50%, mái thái là 70% diện tích sàn.
Tiếp đến là sau khi xác định được diện tích xây dựng bạn cũng nên xác định chính xác số tầng mà mình chắc chắn xấy. Vì số tầng cũng là 1 yếu tố quyết định liên quan đến chi phí cụ thể như sau:
- Số tầng xây dựng
Số tầng được xác định bằng nhu cầu mong muốn xây dựng của chính gia chủ, số tầng cũng tương ứng là số sàn, đây cũng là yếu tố quan trọng cho việc xác định diện tích xây dựng của bạn, từ đó bạn có thế tính toán chính xác hơn .
- Khu vực xây dựng
Đây cũng là yếu tố quan trọng của bạn, như nếu bạn xây dựng ở nhưng trung tâm thành phố thì số chi phí của bạn sẽ khác với những mẫu nhà ở ngoại ô, hay ở những vùng nông thông,
 
Thủ tục cấp phép xây dựng gồm những gì mời các bạn tham khảo và đưa ra sự lựa chọn
thu-tuc-xin-giay-phep-xay-dung-nha-o-moi-2018-gom-nhung-gi-1.jpg

Vậy giấy phép xây dựng là gì?
Có 3 loại Giấy phép xây dựng: Giấy phép xây dựng mới, Sửa chữa-cải tạo, di dời công trình.
Thời gian cấp Giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở đô thị là 15 ngày làm việc tính từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đầu tiên bạn nên xác địch mục đích xây nhà là để làm gì rùi mới bắt đầu xin giấy phép xây dựng cho chuẩn.
1. Nhu cầu của bạn là gì?
Thiết kế nhà ở
thiết kế nhà cho thuê với thủ tục xin cấp phép là giống nhau hay khác nahu. Khác với những gì chúng ta thường nghĩ, không chỉ một mà là có đến tận ba loại giấy phép xây dựng khác nhau, bao gồm Giấy phép xây dựng mới, Sửa chữa – Cải tạo và Di dời công trình. Vì tính chất khác nhau nên mỗi loại giấy phép lại có những điều lệ và thủ tục không giống nhau. Do đó, trước hết, việc đầu tiên cần làm là bạn phải biết chính xác mình cần loại giấy phép nào để tránh sai sót không đáng có.
thu-tuc-xin-giay-phep-xay-dung-nha-o-moi-2018-gom-nhung-gi-2.jpg

2. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà mới gồm những gì?
Tư vấn thiết kế nhà đẹp cho gia chủ, theo quy định tại Điều 8, Chương II, Nghị định 64/2012/NĐ-CP về Cấp giấy phép xây dựng, để tiến hành thủ tục xin giấy phép xây dựng, bạn cần có đầy đủ các loại giấy tờ sau để có thể tiến hành thủ tục hợp lệ:
Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy uỷ quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình uỷ quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất, bản vẽ bình đồ (đối với công trình theo tuyến), sơ đồ đấu nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của công trình (giao thông, thoát nước);
+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực);
+ Bản vẽ hệ thống PCCC đã được thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật về PCCC;
+ Đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo thì phải có các bản vẽ về vị trí, hạng mục cần cải tạo, nếu có ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo, kèm theo ảnh chụp hiện trạng công trình xin phép cải tạo và công trình lân cận.
Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.
Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình kế bên hoặc nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp thì còn phải có Giấy phép đăng kí kinh doanh.
Nếu bạn gặp khó khăn về hồ sơ, giấy tờ,… hoặc không có thời gian để tiến hành những thủ tục, hãy để chúng tôi giúp đỡ bạn.

3. Địa điểm nộp hồ sơ và thời gian cấp phép xây dựng
3.1. Địa điểm và trình tự nộp hồ sơ

Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp đến UBND quận, huyện để xin cấp phép xây dựng. Hoặc nếu nhà bạn ở vùng nông thôn thuộc địa giới hành chính xã thì có thể đến UBND xã để làm thủ tục. Cơ quan hành chính sẽ căn cứ những quy định hiện hành và các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
– Chủ đầu tư nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định, kiểm tra thực địa và xác định các giấy tờ còn thiếu hoặc cần chỉnh sửa để thông báo cho chủ đầu tư bổ sung hoàn chỉnh.
– Nếu vẫn chưa đáp ứng đủ yều cầu thì cơ quan cấp phép thông báo và hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Nếu sau 02 lần mà hồ sơ vẫn chưa đúng điều kiện thì có thể xem xét việc không cấp giấy phép xây dựng
3.2. Thời gian cấp phép xây dựng
Thời gian cấp giấy phép cũng tuỳ thuộc vào tính chất của công trình nhà ở:
Thiết kế nhà phố, thiết kế nhà ống đẹp và những thủ tục xin cấp phép xây dựng là như nhau với tối đa là 20 ngày làm việc đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời;
15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Còn nếu trường hợp của bạn là yêu cầu cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng thì thời gian sẽ là không quá 10 ngày làm việc.
Trường hợp đến hạn nói trên, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn.
Chủ đầu tư căn cứ thời gian ghi trong giấy hẹn để đến nhận hồ sơ và nộp lệ phí, giấy phép xây dựng có hiệu lực 01 năm và có thể xin gia hạn 06 tháng.
Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp giấy phép xây dựng nhà ở không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp phép.
thu-tuc-xin-giay-phep-xay-dung-nha-o-moi-2018-gom-nhung-gi-4.jpg

4. Nhận kết quả và đóng lệ phí hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ xong thì bạn chỉ việc chờ đến ngày nhận kết quả và nộp lệ phí được ghi rõ trong giấy biên nhận.
5. Nội dung của giấy phép xây dựng
Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng gồm:
Tên công trình (thuộc dự án).
Chủ đầu tư(tên chủ đầu tư, địa chỉ liên hệ).
Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình (đối với công trình theo tuyến).
Loại, cấp công trình.
Cốt xây dựng công trình.
Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
Mật độ xây dựng.
Hệ số sử dụng đất.
Các yêucầu về an toàn đối với công trình vàcông trình lân cận.
Các yêu cầu về môi trường, phòng cháy chữa cháy, hành lang an toàn.
Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài nội dung quy định tại các điểm nêu trên còn phải có nội dung về diện tích xây dựng tầng 1; tổng diện tích sàn xây dựng; số tầng bao gồm tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, gác xép, tum (nếu có); chiều cao tối đa toàn công trình;màu sắc, chất liệu xây dựng công trình.
Thời hạn khởi công xây dựng công trình: Chậm nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.
Các yêu cầu đối với chủ đầu tư phải thực hiện trong quá trình xây dựng.
Lưu ý: có nên xin gia hạn giấy phép xây dựng
Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng mà công trình chưa khởi công thì người xin phép xây dựng phải xin gia hạn giấy phép xây dựng trong vòng 30 ngày trước khi giấy phép hết hạn.
Hãy nhớ, bạn chỉ có quyền gia hạn đúng một lần và sau 6 tháng, nếu công trình vẫn chưa khởi công xây dựng thì bạn phải một lần nữa làm thủ tục xin giấy phép xây dựng mới. Sẽ khá phiền phức nếu như bạn nắm không rõ thời hạn của giấy phép xây dựng cũng như gia hạn giấy phép xây dựng.
Sau khi bạn xin được giấy phép xây dựng bạn có thể yên tâm vào xây dựng nhà của mình, nào hãy xem xu hướng thiết kế nhà năm 2021 là gì nhé ? - Xem tuổi trước khi xây nhà năm 2021
 
Ktshanoi có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công trọn gói tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, với các dịch vụ uy tín như dịch vụ thiết kế nhà đẹp - dịch vụ thi công trọn gói - dịch vụ tư vấn giám sát - dịch vụ tư vấn miễn phí. Nếu bạn đang tìm cho mình một đơn vị uy tin thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 0913038356 hoặc chát trên fanpage: Ktshanoi thiết kế thi công trọn gói nhà tại Hà Nội hoặc tham khảo trang Website: ktshanoi.net - arthanoi.com

1. Phân biệt khái niệm nhà phố và nhà biệt thự
Nhà phố hay còn gọi là nhà ống
đây là 1 loại nhà có mặt tiền hẹp, chiều dài khiêm tốn. Chính vì diện tích khiêm tốn như vậy nên chúng được xây sát cạnh nhau, có mặt tiền tiếp xúc trực tiếp với đường, nhà có thể có 1-2 hoặc 3 mặt tiếp xúc với đường, tuy nhiên thường sẽ là 1 mặt tiếp xúc trực tiếp với đường là phổ biến. Thiết kế nhà phố thường khá đơn giản, nhanh chóng với chi phí thấp lại có rất nhiêu mẫu lựa chọn.
Nhà phố - nhà ống này có vị trí khá thuận lợi cho nên nó sẽ mang lại một nguồn thu mới từ việc tận dụng lợi thế này cho việc kinh doanh hoặc cho thuê hiện nay mà bạn thường hay nhìn thấy. Đây là một loại nhà phố được lựa chọn số 1 hiện nay ở những trung tâm thành phố tấp nập hay những vùng đô thị.
Nhà phố thường được xây rất nhiều tầng và thường không bị giới hạn như các mẫu nhà khác, và thường được xây đúng với số tầng được quy định ở từng khu vực trong thành phố
- Nhà biệt thự là loại nhà riêng để ở hoặc kết hợp xây cho thuê nghỉ dưỡng trên mảnh đất thuận lợi với diện tích lớn phù hợp có sân vườn và tiểu cảnh, có lối ra vào riêng biệt và được quy định không quá 3 tầng, có ít nhất 3 mặt trông ra sân hoặc vườn, có diện tích không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất, được xác định là khu chức năng trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thiết kế biệt thự thường được những gia chủ tầm chung tuổi lựa chọn, lúc này học muốn sống thư giản, nghỉ ngơi sau những năm tháng làm việc vất vả, có thể nói là xu hướng nơi nghỉ già.

mai-thai-mai-bang-1.jpg



Ưu điểm - nhược điểm của nhà phố

Ưu điểm của nhà phố sở hữu những ưu điểm mà những mẫu nhà khác không có và có muốn cũng khó, đây là một lợi thế mà nhiều người bỏ số tiền lớn để mua nhà phố , mua đất, hãy xây nhà đó là ưu điểm thuận lợi cho việc kinh doanh mang lại một nguồn thu ổn định và khá cao, bạn xây nhà phố có thể để ở hoặc cho thuê làm văn phòng, cho thuê căn hộ khép kín, cho thuê cửa hàng hoặc tự kinh doanh tùy từng mục đích khác nhau để có những mẫu thiết kế nhà phố khác sau, sao cho đáp ứng đúng nhu cầu mong muốn của gia chủ cũng như thị yếu của khu vực bạn ở.

Cho thuê cheo biển quảng cáo cũng được ưu chuộng hiện nay ở chung tâm thành phố nơi đất chật người đông này

Nhà phố bạn sẽ thoải mái sinh hoạt, riêng tư không như những chung cư, thuận tiện cho việc đi lại và di chuyển, ngoài ra còn tiện ích trong việc sử dụng công năng theo ý muốn, những mẫu nhà còn được xây tầng hầm đáp ứng việc để xe hay đồ đạc tiện lợi, bạn không phải mất tiền gửi xe hay những phí khác so với ở chung cư.

Đầu tư xây nhà phố không bao giờ lỗ

Có view đẹp , mặt tiền đẹp, nhiều mẫu nhà phố thiết kế khá đẹp và đa dạng

-Ưu điểm của nhà biệt thự.

+ Nhà biệt thự có sân vườn rộng thoải mái cho việc sử dụng vui chơi, thư giãn của các thành viên, tạo nên một cuộc sống thú vị xanh mát mà những nhà khác không có.

+ Những mẫu nhà biệt thự là nơi được thiết kế sang trọng - tiện nghi, với diện tích lớn hơn những mẫu nhà phố nên bạn có thể bài trí được nhiều đồ đạc mà bạn mong muốn, không gian rộng thoải mái, tiện dụng

+ Có những view đẹp như hồ nước, tiểu cảnh, giúp con người gần gũi với thiên nhiên hơn giúp bạn nghỉ dưỡng thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng.

+ Thừa ánh sáng và gió tự nhiên mà là những hạn chế mà những ngôi nhà phố nhà ống đang cần

+ An ninh được đảm bảo hơn

+ Tiện lợi cho việc trồng trọt và nuôi những con vật bạn thích

+ Không bị ồn quá nhiều so với những mẫu nhà phố

+ Không bị ảnh hưởng nhiều bỏi khói bụi bẩn

+ Mùa hè luôn thoáng mát với không gian xanh bao quanh nhà

+ Không gian sân vườn rộng tiện lợi cho việc để xe mà bạn không phải đi gửi xe gây mất thời gian và mất công, tốn kém so với những mẫu nhà khác

+ Tiện lợi cho việc sinh sống của 1 gia đình lớn gồm nhiều thế hệ khác nhau

+ Có thể cho thuê dịch vụ nghỉ dưỡng mang lại một nguồn thu lớn cho gia chủ nếu nhà biệt thự bạn nằm một vị trí khá đẹp như những khu du lịch...
Nếu bạn đang quan tâm đến các dịch vụ Thiết kế nhà đẹp - thiết kế nhà-thi công trọn gói hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi nhé
 
Xây nhà phố với phương án đổ bê tông bằng bơm tĩnh, bạn hiểu như thế nào về cách bơm này
Tư vấn thiết kế nhà đẹp - Ktshanoi sẽ Giới thiệu bạn tham khảo cách đổ bê tông bằng phương pháp bơm tĩnh đang được sử dụng nhiều trên địa bàn Hà Nội và các trung tâm thành phố lớn hiện nay, Ở thành phố chật hẹp và tấp nập việc lựa chọn phương án bơm tĩnh này khá được ưa chuộng
Ktshanoi thực hiện bơm tĩnh đổ bê tông sàn tầng 1 tại Đông Ngạc - Bắc Từ Liêm - Hà Nội cho mẫu nhà phố 5x10m trong năm 2021,
Mời bạn xem cụ thể trên Video này nhé: Cách thi công nhà phố tại Hà Nội và cách Đổ bê tông các sàn trong những mẫu nhà tại thành phố
View: https://www.youtube.com/watch?v=k_iMG0LTsFA&t=293s

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các công trình khác được ktshanoi thiết kế thi công trọn gói nhà ở hay những mẫu thiết kế nhà cho thuê tại Hà Nội trên website: ktshanoi.net - arthanoi.com để có thêm kinh nghiệm và lựa chọn cho ngôi nhà tương lai của mình một cách chính xác và hiệu quả nhất nhé.
Ngoài ra bạn có thể liên hệ trực tiếp qua chát zalo, viber,face book 0913038356 để được hỗ trợ miễn phí, Ktshanoi sẽ tư vấn nhiệt tình và hiệu quả nhất cho bạn, những phương án hay và là xu hướng mới giúp ngôi nhà của bạn không bị kém hiện đại theo thời gian với tiêu chí đẹp - chất lượng- sang trong và đáp ứng được sự mong muốn của các gia chủ
Ktshanoi tự hào có trên nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế thi công trọn gói tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, với trên 20 tuổi đời, công ty chúng tôi luôn mang đến cho bạn sự hài lòng nhất.
Xem thêm các cách đổ bê tông nhà hiện nay:
Giới thiệu 3 cách đổ bê tông bằng bơm cần, bơm tay, bơm tĩnh để bạn có thêm kinh nghiệm và lựa chọn
View: https://www.youtube.com/watch?v=yWGL-bEhuns&t=15s

Nào hãy nhanh tay đưa ra sự lựa chọn và quyết định của mình nhé. Chúc các bạn thành công
 
  • Haha
Reactions: JerryBuilding
Tư vấn thiết kế nhà đẹp của Ktshanoi, hôm nay chúng tôi chia sẽ bạn một cách hiệu quả về cách tính chi phí xây nhà phố hiện nay nhé
Cách tình chi phí xây nhà phố 4 tầng hiện nay
Vậy xây nhà phố 4 tầng hết bao nhiêu tiền ?
Theo như câu hỏi đang được quan tâm rất nhiều hiện nay thì việc tính chi phí xây nhà vẫn là xu hướng câu hỏi của hầu hết các gia chủ đang quan tâm đến vấn đề xây
Chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế nhà đẹp - thi công trọn gói - tư vấn giám sát công trình nếu bạn đang quan tâm các dịch vụ này thì hãy liên hệ trực tiếp hoặc chát zalo: 0913038356 để được tư vấn hỗ trợ miễn phí từ kiến trúc sư ktshanoi
Mách bạn meo xây nhà phố 4 tầng siêu rẻ
Khi năm trong tay kinh nghiệm này bạn không sợ bị móc túi trong xây nhà

Phương án 1: Gia chủ tự xây nhà
Tổng chi phí xây nhà phố nhà ống 4 tầng = ( số tầng x diện tích xây dựng) x giá nhân công
Số tầng đang tính ở đây là 4
Diện tích xây dựng = tổng diện tích các sàn tầng 1 + tầng 2 + tầng 3 + tầng 4
Thường thì đối với sàn bê tông vệ sinh (kho) tính 50% đơn giá,Đối với sàn bê tông cốt thép mái chéo, mái thái tính 100% diện tích theo mặt nghiêng các mái
Giá nhân công thường rơi từ 900.000 -1300.000 tùy thuộc vào từng khu vực thi công
==>> Tổng chi phí xây nhà ống 4 tầng mái bằng = 4 x diện tích xây dựng x 1.300.000
Phương án 2: Thi công trọn gói
Chi phí xây nhà phố 4 tầng khi bạn lựa chọn hình thức trọn gói của các công ty xây dựng nói chung hay của ktshanoi nói riêng thì tất cả sẽ có cái giá chuẩn chỉ chênh lệch không hề nhỏ, tuy nhiên điều mà bạn quan tâm nhất ở đây không phải là giá chênh lệch của các công ty mà tôi khuyên bạn nên quan tâm độ uy tín của các công ty xây dựng để có sự lựa chọn chính xác, vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty xây dựng mọc ra rất nhiều, mà bạn lại không có kinh nghiệm để lựa chọn như người ta vẫn hay nói "nhìn mặt gửi vàng "
Giá thi công trọn gói bao gồm nội thất cơ bản dao động từ 6 triệu đồng/1m2
==>> Tổng chi phí xây nhà ống nhà phố 4 tầng mái bằng = 4 x diện tích xây dựng x 6.000.000
Tham khảo các mẫu nhà của ktshanoi và đưa ra sự lựa chọn
1. Thiết kế nhà phố 4 tầng để ở
thiet-ke-nha-ong-4-tang-2-12.jpg

2. Thiết kế nhà phố có cầu thang ngoài và nhà phố lệch tầng
thiet-ke-nha-ong-4-tang-3-4.jpg

3. Thiết kế nhà phố hiện đại
thiet-ke-nha-ong-4-tang-5-10.jpg


Thiết kế nhà như một món quà thú vị mà ít người biết tuy nhiên để gấp rút xây xong cho kịp đám cưới nhưng đến nay đám cưới vẫn chua được tổ chức vì dịch cotvit. Gia chủ chia sẽ đây là món quà mà sau nhiều năm sống chung và có 3 đứa con những họ vẫn chưa được tổ chức đám cưới. Để có được một món quà đầy ý nghĩa dành tặng vợ cũng như các con và chính bản thân lại không quá lãng phí, anh đã nghĩ ra một ngôi nhà tương lai dành cho cả gia đình thật ý nghĩa nhất như bao người con trai, trụ cột trong nhà vẫn thường hay làm.
 

VanDongLaoCai

Thành viên cơ bản
24/6/21
2
0
39
Lào Cai
ACE nào có kinh nghiệm khái toán sơ bộ tỷ lệ chi phí thép chiếm bao nhiêu trong chi phí :
- Nhà biệt thự đơn lập 3 tầng, hiện áng chừng 25%
- Nhà biệt thự song lập 3 tầng, hiện áng chừng 20%
- Nhà phố liên kế 3 tầng, hiện áng chừng 15%

Lý do giờ giá thép nhảy múa quá
 
Cách chà ron gạch là gì ? Chít mạch gạch (hay còn gọi là chà ron) là công đoạn cuối cùng và không thể thiếu trong thi công xây dựng bất cứ công trình nào. Vữa chà ron gạch có vai trò phủ kín khe hở (ron gạch) giúp sàn nhà giống thấm và chống bụi bẩn tạo thẩm mỹ đẹp cho sàn nha.

Nguồn bài viết :

 

Những điều cần biết khi sửa chữa biệt thự​


Khi sửa chữa biệt thự, bạn cần phải nắm được những lưu ý sau để quá trình sửa chữa trở nên thuận lợi hơn nhé!

Kết cấu biệt thự, hệ thống điện nước.
Việc cải tạo biệt thự phải giữ kết cấu cũ.
Cần lưu ý trong quá trình mở cửa sổ.
Cần chú ý đến kết cấu khi xây thêm tường mới, thêm sàn hay nâng tầng.
Xem xét mặt phong thuỷ.

Dịch vụ sửa chữa biệt thự trọn gói Trần Gia Hưng​

Trần Gia Hưng là một trong những đơn vị sửa chữa biệt thự hàng đầu tại TPHCM. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, sửa chữa nhà, căn hộ, biệt thự cùng một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

fA0l93Pdvg7mOD4JsnkKIuWOlPds9ar5KhrXKvHZKlhcHzrFc-shW0qrn8VE7HwwnQqXANybZSevBMjrpXjgWGTcbF0aU4dX8T5QOEevf3m-H8gUwPZ3azIYT3FWw8fQhCeSZmgP

Hạng mục sửa chữa biệt thự​

  • Tư vấn thiết kế nội thất và ngoại thất của biệt thự.
  • Tiến hành nâng cấp nhà cấp 4 thành biệt thự 2 tầng, biệt thự 3 tầng.
  • Gia cố móng đơn cũng như móng băng cho biệt thự.
  • Xây toàn bộ tường ngăn, tường nhà vệ sinh cũng như tường rào sân cổng.
  • Tô tường nhà, đắp phào chỉ cho toàn bộ nhà biệt thự.
  • Ốp tường, nền nhà, ốp toàn bộ đá hoa cương.
  • Thi công phào chỉ PU.
  • Thi công trần thạch cao giật cấp, thi công trần trang trí, vách thạch cao ngăn phòng.
  • Thi công cửa gỗ, vật dụng nội thất gỗ cho biệt thự.
  • Thi công cửa sắt, các loại cửa nhôm, khung bảo vệ inox, tường nhà.
  • Thi công hệ thống điện nước cho toàn bộ công trình biệt thự.
  • Trét, dặm vá tường cũ cũng như lăn sơn lót, lăn sơn phủ tường cho biệt thự.
  • Thi công chống thấm cho vách tường, sân thượng, nhà vệ sinh biệt thự.
  • Thi công hệ thống lọc nước, hệ thống điện lạnh cho biệt thự.
no2m3OMZ9S1RkTlthPswK4V0Eobl8DPS2G9uiPxT5YikRvYncBS1DLURTHP0GbqdbXp3aWvu_u5GBiIubioDDiB32jBgYwr66L_yfbV2OKMPXa1y3uIAREyqzwYGTJdU3vFDbxQ3

Bảng giá sửa chữa biệt thự của Trần Gia Hưng​

bảng báo giá sửa chữa biệt thự

Quy trình khi sửa chữa biệt thự​


  • Bước 1: Công ty tiếp nhận yêu cầu sửa chữa của khách hàng sau đó lên lịch đến hiện trường công trình để khảo sát
  • Bước 2: Khảo sát thực tế hiện trạng của biệt thự, kỹ sư sẽ tư vấn những phương án sửa chữa phù hợp nhất cho khách hàng
  • Bước 3: Trần Gia Hưng trao đổi cụ thể từng hạng mục với khách hàng, sau đó đi đến ký kết hợp đồng với khách hàng
  • Bước 4: Trần Gia Hưng sẽ mang máy móc, thiết bị đến biệt thự của khách hàng, thực hiện thi công đúng theo quy định
  • Bước 5: Thực hiện nghiệm thu và thanh lý công trình với khách hàng

Cam kết của Trần Gia Hưng​

  • Có hợp đồng sửa biệt thự rõ ràng, từng hạng mục đều được liệt kê chi tiết.
  • Mức giá cả cạnh tranh, minh bạch nhằm tạo sự yên tâm cho khách hàng.
  • Trần Gia Hưng luôn thực hiện công trình đúng với bản vẽ và hoàn thành đúng thời hạn được giao.
  • Vật liệu sửa chữa biệt thự là nguồn nguyên vật liệu chính hãng, chất lượng tốt.
  • Trần Gia Hưng cam kết nếu sai phạm trong quá trình thi công, khách hàng sẽ được bồi thường thiệt hại.
  • Được tư vấn cũng như lên bản vẽ 3D một cách miễn phí.
  • Đảm bảo thực hiện công trình một cách chất lượng với thời gian nhanh nhất. Nhằm đáp ứng tiến độ sửa chữa, trả lại không gian riêng tư cho khách hàng.
  • Có chính sách bảo hành riêng biệt cho những công trình được thi công xong.

Các biệt thự mà Trần Gia Hưng đã sửa chữa cải tạo​


1s5eymbzlmWrkA-HHK943Je_kLnvj51_ExJ_L6zXId-f6FdNlrJ5YnZZbtTvfO1kITtZ69ENl_y_OaLekvj-9LtwfVq3OzUa-99Go9A-pvni-8PLconpvuGwQexwXv_ZvdOIhLAM

Sửa biệt thự chị Ngọc ở quận 8

8DosmLs3mw5YHgxCdXsjNYtSpRnPVCPgOeD1YdK0ZpSTQqqgcbHzpT47mu8dMr1155zgpoHFOy-jeM6Gee1EuvG27-WGLYbC4jTiUrmlDc0_vzrREZzjG3ww75VgUkouCdlIxdtK

Quá trình sơn lại biệt thự của nhà Anh Trường - Quận 2

SNfVqiC24_3ypgu3v9Fws5cW3--15yFJtkM-2pZUY6qbKetaJimKmDq8hVHzQ_--gZa1Jra_6ni5yOQV_y0JRDzlTa7EzOyZmy81qG-aSEJRo80RKEWIqIymVoURRjR96SlPvH51

Quá trình cải tạo bên trong biệt thự nhà anh An, quận 5

Một số mẫu biệt thự đẹp​

lV505DFnJ-kGNcV51YoBRb3vsUNrX45Hl2SWt8klkFx1ipZKyIkdXMVniyXeZxhJcGIvWrm0CoUvbfMaBc6pooBn48URwr6KzvZBTKC6hK6A0GxI9XM6xHXDOSVRGwbkjTxp-snO

Mẫu biệt thự đẹp được thiết kế theo kiểu pháp

BphTCq1ZtZUnDw_h6rV9q3Ggxby6NBH5LiSaju2cJPJ46QVbuCnorR_Z6i1P68wHevNjhNlVPtQUcFFNpZuFnXKRpkvY8uv9hZKunVgm7bpFSIIj_IB8t3qhO_YEjn6ajMZvJrnw

Biệt thự 2 tầng được thiết kế rộng rãi, khang trang

P6CC3Wdx3RlOogOZhe52F5OQYl2JICvtuFCh07us4Q-mfb6uLp5fxLns3_NUQ-qFLf7YTAv7ZiKPxrF97YYUK025D2iPVSM-B4Isf-pRu7VjvtKUUzmQkr9MrIQgfECZgl2mz4Zj

Mẫu biệt thự mang lại vẻ đẹp xa hoa và lộng lẫy cho gia chủ

vnCujCjCw1wWSTa7h-P0BowAo8nl2F-JAA31_En6xy377v08oVKOMWgtAQOMNIujwQmpqkT6v6n8VMZw8-mqWARnOMcPCO6YVn3YdTvegv8Z2EuuOwWKy23WeMdrf8SO9iFbwabp

Mẫu biệt thự hiện đại, sang trọng, tạo nên vẻ đẹp đẳng cấp

E6LGRiXnzJnHopoeqNVew2kWKCF0S7xhvuhQF1TUprxNY67JS8EoOv0dJ6GZlo5lX13rYSPu03vaky3eh8rG78wfWCfgx0PGwDBvfwU5XwoYVjHIoEFQ-zM3QVAEQUj1ubd-T2Xv

Nguồn: https://xaydungtrangiahung.com/bai-viet/sua-chua-nha-biet-thu-380.html