Thời buổi cúm Vũ Hán, nào cùng thảo luận về dịch vụ đáo hạn đảo nợ Ngân hàng nào

Nhiều ACE có dư giả tài chính thường được rủ tham gia dịch vụ đáo hạn đảo nợ ngân hàng, rằng rất thơm nhé, rằng sắp tới thì kha khá ngân hàng kẹt room tăng trưởng tín dụng, phải chạy ăn từng bữa, rằng sợ rủi ro ư, rằng rủi ro cao thì lợi nhuận cao.

Nào cùng thảo luận nào ?
 
Nhiều người thích mang những thứ phi pháp lên diễn đàn bàn luận công khai nhỉ ?

Đảo nợ hay còn gọi là dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Đảo nợ là việc doanh nghiệp hoặc hoặc cá nhân, trừ tổ chức tín dụng vay tại tổ chức tín dụng(ngân hàng) này hoặc tổ chức tín dụng khác để trả cho chỗ đã vay lúc đầu. Hay đảo nợ (tiếng Anh: Refinancing) là hình thức khách hàng (doanh nghiệp hay cá nhân) vay một khoản vay mới để trả một phần hay toàn bộ khoản vay cũ cho chính ngân hàng/ tổ chức tín dụng đó hoặc tổ chức tín dụng/ ngân hàng khác.

Theo Nghị định 94/2018/NĐ-CP mới nhất của Chính Phủ, đảo nợ được quy định tại Khoản 8 Điều 9 như sau: “Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ.” Khoản nợ mới này sẽ được tính bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi mà doanh nghiệp chưa trả được.

Ví dụ về cho vay đảo nợ:

Ngân hàng cho vay doanh nghiệp 1 tỷ đồng, đến kỳ trả nợ, doanh nghiệp không trả được 1 tỷ tiền gốc lẫn 100 triệu đồng tiền lãi. Thay vì đòi nợ, ngân hàng tiếp tục cho doanh nghiệp vay thêm 100 triệu đồng nữa và lập hợp đồng tín dụng mới 1tỷ 100 triệu đồng.

Bằng cách này, cả ngân hàng và doanh nghiệp đều tránh được nợ xấu. Tuy nhiên, nếu tình hình doanh nghiệp ngày càng xấu đi thì ngân hàng thay vì có được 100 triệu đồng tiền lãi nhưng lại có nguy cơ mất trắng 1 tỷ 100 triệu đồng chưa kể tiền lãi của hợp đồng vay mới này.

Đảo nợ là hành vi vi phạm pháp luật, chính vì vậy các khoản phí sẽ không được niêm yết công khai trong biểu phí của ngân hàng. Với hình thức vay tiền đảo nợ từ các dịch vụ bên ngoài thì phí đảo nợ thường rất cao, có nơi tính theo ngày, cụ thể là 0.3% – 0.5%/tổng số tiền vay/ 1 ngày. Tức là khoảng hơn 120%/ năm, cao gấp nhiều lần ngân hàng.

Nếu khách hàng vay 1 khoản vay đảo nợ 1 tỷ đồng, thời gian để hoàn thành hồ sơ tái vay khoản vay mới từ ngân hàng mất 3 – 10 ngày thì khách hàng phải trả phí đảo nợ là 30 – 100 triệu đồng. Thời gian xét duyệt của ngân hàng càng dài thì tiền lãi sẽ càng tăng cao.

Phân biệt vay đảo nợ và đáo hạn ngân hàng

Nếu không tìm hiểu kỹ, chắc chắn bạn sẽ nhầm lẫn giữa 2 khái niệm đảo nợ và đáo hạn (đáo nợ). Mặc dù có những điểm giống nhau nhưng 2 hình thức này bản chất lại khác nhau.

Đảo nợ là việc cho vay 1 khoản nợ mới để thanh toán nợ cũ. Trong khi đó, đáo hạn để chỉ hợp đồng bảo hiểm hay hợp đồng tiền gửi sắp hết hạn thanh toán. Hình thức này thường được sử dụng trong lĩnh vực tài chính.

Cả hai hình thức trên đều nhằm mục đích là kéo dài thời gian trả nợ cho khoản vay sắp hết hạn. Khách hàng làm hồ sơ đáo hạn hay đảo nợ đều bị mất phí cao.

Đồng thời hai hình thức này đều bị Nhà nước nghiêm cấm tại Thông tư 39/2016.

Vì sao Nhà nước lại cấm cho vay đảo nợ?

Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN chính thức có hiệu lực từ ngày 15/3/2017, chính phủ đã bỏ quy định về đảo nợ tại Quy chế cho vay 1627. Theo đó, các ngân hàng không được cho vay để trả nợ khoản nợ vay tại chính ngân hàng đó hoặc tại ngân hàng khác trừ 2 trường hợp như sau:
  • Khách hàng có thể đảo nợ tại các tổ chức tín dụng khi dùng số tiền của khoản vay mới để thanh toán các khoản lãi suất phát sinh trong quá trình thi công, xây dựng công trình mà chi phí lãi suất tiền vay đã được tính trong dự toán xây dựng công trình đã được cấp phép hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
  • Khách hàng được vay đảo nợ khi dùng số tiền của khoản vay mới để thanh toán cho các khoản nợ thuộc 03 trường hợp như vay phục vụ kinh doanh; thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn của khoản vay cũ; khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Lệnh cấm cho vay đảo nợ được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi nếu tình trạng cho vay đảo nợ chấm dứt thì chất lượng tín dụng, tình hình nợ xấu cá nhân hay doanh nghiệp, và cả sức khỏe ngân hàng khi đó sẽ được nhìn nhận thực tế, tránh tình trạng che dấu nợ xấu.

Bên cạnh đó, việc cấm đảo nợ cũng giảm rủi ro cho người vay, tránh mất tài sản nếu thiếu kiến thức về pháp luật. Bởi hiện có tình trạng dụ dỗ người vay lập hợp đồng ủy quyền để vay đảo nợ bằng cách sang nhượng rồi thế chấp tài sản như thế chấp nhà đất.

Vì ranh giới giữa mục đích đảo nợ để che giấu nợ xấu và đảo nợ để hỗ trợ sản xuất là rất khó phân biệt, chỉ phụ thuộc vài quan điểm và đạo đức của từng ngân hàng.

Vì thế, việc cấm hành vi đảo nợ là điều cần thiết phải thực hiện và cần được nghiêm chỉnh chấp hành để tránh mang lại rủi ro cho người vay và cả ngân hàng.

Trên đây là những thông tin tham khảo về vay tiền đảo nợ là gì. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết trong khi đi vay để tránh rơi vào trường hợp vay đảo nợ vi phạm pháp luật, tránh gây ra những sai phạm đáng tiếc.

Vậy việc đảo nợ cho cá nhân và doanh nghiệp có thực hiện được không?

Do bị cấm nên việc làm các thủ tục đáo hạn cho doanh nghiệp rất khó khăn và cần có một bên thứ 3 uy tín và am hiểu về các thủ tục của ngân hàng đứng ra giao dịch để tăng xác xuất thành công.
 

icicc_jsc

Thành viên cơ bản
29/5/21
1
0
29
Không quan tâm, nhưng một điều chắc chắn là nhà nước cấm, nghĩa là vi phạm pháp luật, thay vì report để MIN/MOD xóa, DauTuMinhHa kiến nghị giữ nguyên thớt này để cảnh báo sự lừa đảo dịch vụ này.
Nhưng với những ai thì càm ràm, chứ anh em làm nghề xây dựng hay đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản khi đang vay ngân hàng một số tiền lớn thì đảo nợ hay đáo hạn rất cần nhé. Cách được áp dụng nhiều nhất hiện nay dùng nguồn vốn khác để trả khoản nợ cũ của ngân hàng, ngân hàng sau khi được thanh toán đầy đủ khoản nợ cũ sẽ tiếp tục tái cho vay, người vay tiếp tục lấy khoản vay ngân hàng để trả khoản vay ngoài.

Có một hình thức đảo nợ khác là doanh nghiệp dùng một pháp nhân khác để đứng tên vay tiền tại ngân hàng, dùng số tiền vay từ tên khác chuyển vào khoản vay cũ tại chính ngân hàng này. Ngoài ra, hình thức chuyển khoản vay tại ngân hàng này sang ngân hàng khác có lãi suất vay thấp hơn cũng được nhiều doanh nghiệp thực hiện.

Nghĩa là phải đủ trình mới thực hiện được trò này, nhưng rủi ro rất cao với người làm dịch vụ này, ngược lại thì người sử dụng dịch vụ cũng phải trả phí rất cao.
 
Không quan tâm, nhưng một điều chắc chắn là nhà nước cấm, nghĩa là vi phạm pháp luật, thay vì report để MIN/MOD xóa, DauTuMinhHa kiến nghị giữ nguyên thớt này để cảnh báo sự lừa đảo dịch vụ này.
Nói là cấm cũng đúng, vi phạm pháp luật cũng đúng ... nhưng là đúng cho ngân hàng, chứ cá nhân bên ngoài nếu quen biết tốt với ngân hàng hỗ trợ người vay đúng luật có sao đâu nhỉ ?

Người bỏ vốn làm dịch vụ này thì bình quân mỗi phi vụ lấy khoảng 5% cho thời gian dịch vụ 3 đến 5 ngày, nếu không rủi ro thì thu về khoảng 3%, nếu rủi ro thì tạch 100%, nên chỉ một vài người sống được bằng nghề này, đa phần thì banh xác.

Nhiều ACE có dư giả tài chính thường được rủ tham gia dịch vụ đáo hạn đảo nợ ngân hàng, rằng rất thơm nhé, rằng sắp tới thì kha khá ngân hàng kẹt room tăng trưởng tín dụng, phải chạy ăn từng bữa, rằng sợ rủi ro ư, rằng rủi ro cao thì lợi nhuận cao.

Nào cùng thảo luận nào ?
Tuy nhiên nếu có tiền thì cũng không ngu gì đưa cho bạn để bạn đi đánh bạc với người khác, bạn vui lòng lượn nhanh cho nước nó trong.
 
  • Like
Reactions: KNAdvertising
Không quan tâm, nhưng một điều chắc chắn là nhà nước cấm, nghĩa là vi phạm pháp luật, thay vì report để MIN/MOD xóa, DauTuMinhHa kiến nghị giữ nguyên thớt này để cảnh báo sự lừa đảo dịch vụ này.
Đáo hạn ngân hàng làm gì có chuyện vi hay phạm nhỉ ? Không phi pháp thì cứ thoải mái thảo luận nhé
Nói là cấm cũng đúng, vi phạm pháp luật cũng đúng ... nhưng là đúng cho ngân hàng, chứ cá nhân bên ngoài nếu quen biết tốt với ngân hàng hỗ trợ người vay đúng luật có sao đâu nhỉ ?

Người bỏ vốn làm dịch vụ này thì bình quân mỗi phi vụ lấy khoảng 5% cho thời gian dịch vụ 3 đến 5 ngày, nếu không rủi ro thì thu về khoảng 3%, nếu rủi ro thì tạch 100%, nên chỉ một vài người sống được bằng nghề này, đa phần thì banh xác.
Mấy ngày mà được 3% thì nhân viên ngân hàng dành nhau làm hết rồi, mà những người vay nhờ dịch vụ này là những người... đường cùng mới nhờ tới dịch vụ này ... vậy là đủ hiểu.

Đáo hạn ngân hàng suy cho cùng đó cũng là một cái nghề, suy xét đến cùng thì nghề này hơi bất nhẫn, đảo trong một buổi sáng là xong thôi nhưng nhìn người vay nợ thấy tội lắm, vừa rút tiền vay ra là ba bên nhào vô ngắt một mớ, lãi thấp thì không đủ bù rủi ro, lãi cao thì ăn máu của người đang gặp khó.

Giờ cũng hết thơm rồi, thời thơm là thời giám đốc chi nhánh tự quyết hết việc giải ngân chi nhánh, giờ bên ngân hàng họ có bộ phận thẩm định và phê duyệt tập trung hết, làm cái này mà dính cái họ từ chối không cho vay hoặc phê duyệt cho vay nhưng không giải ngân thì treo mỏ.

Còn quen tới TGĐ thì không ai đi quảng cáo trên mạng cả, toàn làm phi vụ lớn thôi.

Tuy nhiên nếu có tiền thì cũng không ngu gì đưa cho bạn để bạn đi đánh bạc với người khác, bạn vui lòng lượn nhanh cho nước nó trong.

Nên rất nhiều người vỗ ngực làm dịch vụ này toàn lừa người khác bằng chiêu vay để đáo hạn ngân hàng. Thực tế thì phần lớn những người làm đáo hạn bây giờ toàn anh em xã hội thâm, nhảy vào ép người vay để cuối cùng là mua tài sản cầm cố ngân hàng giá rẻ.
 
  • Like
Reactions: TenTimToi