Tổ hợp tác trong "hoạt động xây dựng và bất động sản" theo Luật Dân Sự 2015

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Theo luật dân sự 2015 một số tổ chức sẽ không có tư cách pháp nhân như: hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư,…

Điều 74. Pháp nhân

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Điều 75. Pháp nhân thương mại

1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 76. Pháp nhân phi thương mại

1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 77. Điều lệ của pháp nhân

1. Pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định.

2. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên gọi của pháp nhân;

b) Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;

c) Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;

d) Vốn điều lệ, nếu có;

đ) Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;

e) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;

g) Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;

h) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;

i) Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

k) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;

l) Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.

Đối với các tổ chức không có tư cách pháp nhân, theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, không phải là chủ thể của quan hệ dân sự

Chương VI

HỘ GIA ĐÌNH, TỔ HỢP TÁC VÀ TỔ CHỨC KHÁC KHÔNG CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN TRONG QUAN HỆ DÂN SỰ

Điều 101. Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

1. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.

Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.

2. Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai.

Điều 102. Tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

1. Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này.

2. Việc xác định tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 506 của Bộ luật này.

3. Việc xác định tài sản chung của các thành viên của tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo thỏa thuận của các thành viên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 103. Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

1. Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.

2. Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có quyền có thể yêu cầu các thành viên thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 288 của Bộ luật này.

3. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.

Điều 104. Hậu quả pháp lý đối với giao dịch dân sự do thành viên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện

1. Trường hợp thành viên không có quyền đại diện mà xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh các thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì hậu quả pháp lý của giao dịch được áp dụng theo quy định tại các Điều 130, 142 và 143 của Bộ luật này.

2. Giao dịch dân sự do bên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện mà gây thiệt hại cho thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Các quy định này so với luật dân sự 2005
- Cụ thể và chi tiết hơn so với quy định đại diện của hộ gia đình, đại diện của tổ hợp tác
- Quy định việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này rõ ràng hơn
- Quy định lại trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác'​


Đây là quy định mới tại BLDS 2015.

Trường hợp thành viên không có quyền đại diện mà xác lập, thực hiện GDDS nhân danh các thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì hậu quả pháp lý của giao dịch được áp dụng theo quy định sau:
+ GDDS vô hiệu từng phần.
+ Hậu quả của GDDS do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện.
+ Hậu quả của GDDS do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện.​


Hiện nay thì Nghị định số 151/2007/NĐ-CP của Chính phủ : Về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác vẫn còn hiệu lực thi hành, tuy nhiên có nhiều điểm mâu thuẫn với luật dân sự 2015, và hiện nay Chính phủ đang dự kiến ban hành nghị định mới thay thế , có những điểm lưu ý như sau:

Điều 3. Tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác là tổ chức kinh tế hợp tác, không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 03 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp vốn, sức lao động để thực hiện những công việc nhất định nhằm phục vụ nhu cầu chung của các thành viên, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Tổ hợp tác đăng ký hoạt động tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Các hình thức tổ, nhóm hợp tác không tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc không phát sinh doanh thu như câu lạc bộ, nhóm cùng sở thích, nhóm liên kết được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác giữa các thành viên, không phải đăng ký hoạt động, không phải chứng thực hợp đồng hợp tác.
Trường hợp các thành viên không có thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác thì các tổ, nhóm này có thể áp dụng các quy định của Nghị định này.

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công việc nhất định là một hoặc một số công việc thường xuyên, ổn định nhằm đạt được một hoặc một số mục đích chung do các thành viên tổ hợp tác thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác.
2. Thời hạn hợp tác là thời gian các thành viên thỏa thuận hợp tác với nhau và ghi trong hợp đồng hợp tác. Trường hợp các bên không thỏa thuận thời hạn hợp tác thì thời hạn hợp tác kết thúc khi mục đích của hợp đồng đã đạt được.
3. Thành viên tổ hợp tác là cá nhân, pháp nhân đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, tự nguyện ký kết hoặc gia nhập hợp đồng hợp tác, có góp vốn và/hoặc sức lao động vào tổ hợp tác, tham gia quản lý tổ hợp tác và liên đới chịu trách nhiệm về hoạt động của tổ hợp tác.
4. Tổ trưởng tổ hợp tác là người đại diện theo ủy quyền của tổ hợp tác, được các thành viên bầu, ủy quyền thay mặt cho tổ xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự. Phạm vi và nội dung ủy quyền của tổ trưởng tổ hợp tác được các thành viên thỏa thuận, thống nhất và ghi trong hợp đồng hợp tác.
5. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp vốn, sức lao động để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Hợp đồng hợp tác phải lập thành văn bản.
6. Phần đóng góp của thành viên là giá trị vốn góp bằng tiền, bằng tài sản (vô hình hoặc hữu hình) hoặc sức lao động được quy đổi giá trị bằng tiền của một thành viên đã đóng góp hoặc cam kết góp vào tổ hợp tác.
7. Câu lạc bộ là tổ chức của những người có nhu cầu tìm hiểu, tiếp cận và trao đổi thông tin về các lĩnh vực trong đời sống. Câu lạc bộ không tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, không phát sinh doanh thu.
8. Nhóm cùng sở thích, nhóm liên kết là tổ chức hợp tác của những người sản xuất, được thành lập để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tiếp cận các dịch vụ, hoạt động nhất định trong sản xuất, kinh doanh. Nhóm cùng sở thích, nhóm liên kết có thể phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không thường xuyên, ổn định.

Như vậy có thể hiểu sẽ hình thành 2 loại tổ hợp tác: tổ hợp tác có đăng ký hoạt động và tổ hợp tác không đăng ký hoạt động (nếu hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không thường xuyên, ổn định).
Nếu đúng như vậy thì có thể là lối thoát cho nhiều hội nhóm khi muốn thành lập các hội nhóm hợp tác không phải là tổ chức xã hội nghề nghiệp (nghiệp đoàn, phường hội) hay tổ chức xã hội dân sự vì phải đăng ký vì hiện nay chưa có luật nào thay thế Luật về quyền lập hội 1957

Nghị định 88/2003/NĐ-CP

Điều 3. Thành lập hội và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hội
1. Thành lập hội phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Hội được tổ chức, hoạt động theo Điều lệ hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và không trái với pháp luật; hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Sang đến Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội thì càng mù mờ, không biết thành lập hội có phải xin phép hay không ? mà chỉ biết rằng một hội được thừa nhận là hoạt động hợp pháp khi được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cho phép thành lập.


Tiếp đến dự thảo về Luật thành lập hội thay thế về Luật về quyền lập hội 1957 cũng khá lờ mờ, không xác định được trường hợp nào phải đăng ký khi thành lập hội và trường hợp nào không phải đăng ký khi thành lập hội

Điều 9. Yêu cầu đối với hoạt động của hội không đăng ký

1. Hội phải có địa chỉ liên lạc cụ thể, rõ ràng.
2. Hội và hội viên của hội không được nhân danh hội tham gia các quan hệ pháp luật.
3. Hội có người đại diện theo ủy quyền của các hội viên.
4. Hội viên của hội chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về việc tham gia hoạt động hội.

Điều 10. Quyền của hội không đăng ký

1. Quyết định tôn chỉ, mục đích, điều lệ hội (nếu có) phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Quyết định phạm vi hoạt động và cơ cấu tổ chức của hội.
3. Tổ chức thực hiện các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của hội và phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 11. Nghĩa vụ của hội không đăng ký

1. Chấp hành các quy định tại Chương II và các quy định liên quan khác của Luật này, trừ các quy định áp dụng cho hội có đăng ký.
2. Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, điều lệ hội (nếu có).
3. Gặp gỡ, động viên, thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo mục đích, tôn chỉ của hội.
4. Báo cáo hoạt động của hội khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Nếu theo luật dân sự 2015 thì có thể hiểu nhóm hội không đăng ký hoặc không được pháp luật chứng thực thì không phải là pháp nhân, và khi đó các cá nhân tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên muốn thành lập hội nhóm hợp tác thì phải đăng ký, vì theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP của Chính phủ : Về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác và Luật dân sự 2005) thì tổ hợp tác phải "có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã)", nôm na đều không đưa ra khái niệm tổ hợp tác mà chỉ đưa ra các tiêu chí, điều kiện để trở thành tổ hợp tác:
- Theo quy định tại Khoản 1, Điều 110 Bộ luật Dân sự 2005“Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự”.
-
Điều 1 Nghị định 151/2007 quy định: Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm”.

Thực tiễn thực tế hàng ngày thì tồn tại hàng loạt cách thức Tổ Hợp Tác nhưng không đăng ký chứng thực với cấp thẩm quyền, Hình thức thì rất đa dạng và phong phú (có tổ chức được hình thành để trao đổi về kinh nghiệm làm ăn mà không có hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế chung, có tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở một gia đình nhỏ …). Những tổ hợp tác hoạt động đơn giản, sản xuất kinh doanh nhỏ, không ổn định, mang tính mùa vụ ... xong xuôi giải tán mà cứ bắt đăng ký chứng thực thì oải quá. Với luật dân sự 2015, tổ hợp tác có thể giao dịch dân sự với tư cách cá nhân (có hay không có ủy quyền của tất cả các thành viên) ... vì đã rõ ràng như ban ngày ... chỉ cá nhân và pháp nhân mới được tham gia quan hệ pháp luật dân sự.
 

banhbeo

Thành viên cơ bản
28/9/15
568
36
Tại sao đi sâu vào chủ đề Tổ Hợp Tác không đăng ký hoạt động với cấp có thẩm quyền ... vì cứ xem thủ tục quy định theo dự thảo cũng muốn oải chè đậu rồi ... mà lại không có Pháp Nhân, nghĩa là không có tư cách Giao Dịch Dân Sự ... vậy thì đăng ký hoạt động làm cái gì nhỉ ? :p:p:p:p:p
Phụ lục I.1

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
---------------
…… ngày….. tháng….. năm….
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Đăng ký thành lập tổ hợp tác



Kính gửi: Tên cơ quan đăng ký tổ hợp tác
Tôi là (ghi họ tên bằng ch in hoa):................................................. ............ Giới tính:.........
Sinh ngày:……/ ……/ …… Dân tộc:……………… Quốc tịch:.........................................
Chứng minh nhân dân/căn cước công dân số:............................................... .......................
Ngày cấp:……/ ……/ …… Nơi cấp:.............................................. .....................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND/CCCD):...........................................
Số giấy chứng thực cá nhân:............................................. .................................................
Ngày cấp:…… / ……/ …… Ngày hết hạn:…… / ……/ …… Nơi cấp:..............................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn:............................................. ............................................
Xã/Phường/Thị trấn:............................................. .................................................. .............
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:............................................. .............................
Tỉnh/Thành phố:.............................................. .................................................. ..................
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn:............................................. ............................................
Xã/Phường/Thị trấn:............................................. .................................................. .............
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:............................................. ..............................
Tỉnh/Thành phố:.............................................. .................................................. ................
Điện thoại:……………………………….. Fax: .................................................. ................
Email: …………………………………Website:............................. .................................
Đăng ký thành lập tổ hợp tác với các nội dung sau:
1. Tình trạng thành lập (đánh dấu X vào ô thích hợp)
Thành lập mới
Trên cơ sở tổ hợp tác thành lập trước thời điểm ……..

2. Tên tổ hợp tác
Tên tổ hợp tác viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa):................................................. ..
Tên tổ hợp tác viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):................................................. ............
Tên tổ hợp tác viết tắt (nếu có):................................................. ..........................................
3. Địa chỉ trụ s
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn:............................................. ............................................
Xã/Phường/Thị trấn:............................................. .................................................. .............
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:............................................. .............................
Tỉnh/Thành phố:.............................................. .................................................. ..................
Điện thoại:……………………………….. Fax: .................................................. ................
Email: ……………………………………Website:............................ ..................................
4. Ngành, nghề kinh doanh[1]
5. Tổng giá trị phần đóng góp:
Tổng số (bằng số; VNĐ):................................................. .................................................. ....
6. Số lượng thành viên: .................................................. .................................................
Tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung giấy đề nghị đăng ký thành lập tổ hợp tác trên.
Các giấy tờ gửi kèm: - ……………………. - ……………………. - ……………………. ĐẠI DIỆN CỦA TỔ HỢP TÁC (Ký và ghi họ tên)[2]





Phụ lục I. 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………., ngày ……tháng…..năm……
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC



- Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015;
- Căn cứ Nghị định số …/2017/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2017 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác;
Chúng tôi gồm các thành viên có danh sách kèm theo cùng nhau cam kết thực hiện hợp đồng hợp tác với các nội dung sau:
Điều 1. Tên, biểu tượng, địa chỉ giao dịch của tổ hợp tác
1. Tên của tổ hợp tác: …………………………………………………………………
2. Biểu tượng (nếu có)
(1. Hợp đồng hợp tác ghi rõ tên, biểu tượng của tổ hợp tác (nếu có) không trùng, không gây nhầm lẫn với tên, biểu tượng của tổ hợp tác khác trong phạm vi cấp huyện nơi tổ hợp tác đăng ký thành lập; biểu tượng của tổ hợp tác phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp tổ hợp tác có tổ viên cư trú ở các huyện khác nhau thì tên, biểu tượng không trùng, không gây nhầm lẫn với tên, biểu tượng của tổ hợp tác khác trên địa bàn huyện mà tổ viên tổ hợp tác đó cư trú.)
3. Địa chỉ giao dịch:
a. Số nhà (nếu có)…………………………………………………………………
b. Đường phố/thôn/bản……………………………………………………………..
c. Xã/phường/thị trấn………………………………………………………………
d. Huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh…………………………………………
e. Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương …………………………………………
f. Số điện thoại/fax (nếu có)………………………………………………………
g. Địa chỉ thư điện tử (nếu có)………………………………………………………
h. Địa chỉ Website (nếu có)……………………………………………………….
Điều 2. Mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
(1. Mục đích:
Các tổ viên tổ hợp tác sau khi thảo luận, thống nhất quyết định thực hiện các công việc sau:
a .................................................. .................................................. .............................
b................................................. .................................................. ...............................
c................................................. .................................................. ................................
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác áp dụng các quy định tại Điều 5 Nghị định này. Tổ hợp tác có thể quy định thêm các nguyên tắc khác không trái với quy định của pháp luật).
Điều 3. Thời hạn hợp đồng hợp tác
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …. tháng ….năm…. đến hết ngày…..tháng…. năm……..
(Tổ hợp tác chú ý xác định thời hạn hợp đồng hợp tác phù hợp với mục đích của tổ hợp tác theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này).
Điều 4. Tài sản, phần đóng góp của tổ hợp tác
  1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Điều 30, 31, 32 Nghị định này.
  1. Trường hợp thành viên thỏa thuận về trách nhiệm hữu hạn đối với phần đóng góp của mình vào tổ hợp tác phải được thỏa thuận cụ thể và thể hiện trong hợp đồng hợp tác theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
3. Danh sách thành viên tổ hợp tác trong đó ghi rõ giá trị phần đóng góp của thành viên được lập thành Phụ lục kèm theo hợp đồng hợp tác và là một phần không thể tách rời của hợp đồng hợp tác.
4. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể về tài sản chung của tổ hợp tác, cơ chế và cách thức xử lý tài sản chung của tổ hợp tác quy định của pháp luật)
Điều 5. Công tác tài chính, kế toán của tổ hợp tác
(1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Điều 34 Nghị định này.
2. Hợp đồng hợp tác quy định hình thức, nội dung, thời hạn báo cáo tài chính trong nội bộ tổ hợp tác)
Điều 6. Phương thức hợp tác, tổ chức thực hiện hợp đồng hợp tác
  1. Hợp đồng hợp tác ghi rõ nội dung, phương thức hợp tác và kế hoạch thực hiện hợp đồng hợp tác căn cứ theo mục đích hoạt động và thỏa thuận của các thành viên.
2. Việc hợp tác giữa các thành viên không được trái pháp luật và các quy định của Nghị định này.)
Điều 7. Phương thức phân phối hoa lợi, lợi tức và xử lý lỗ giữa các thành viên
(1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Điều 35 Nghị định này.
2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định cụ thể tỷ lệ đa số tổ viên biểu quyết từ trên 50% đến 100% .
3. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể phương thức xử lý lỗ và rủi ro, quy định về tỷ lệ đóng góp, phân chia rủi ro đối với các thành viên theo tỷ lệ phần đóng góp hoặc theo thỏa thuận cụ thể đối với từng thành viên)
Điều 8. Điều kiện, thủ tục kết nạp thành viên tổ hợp tác
(1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy định tại Điều 9, 10 Nghị định này.
2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định cụ thể tỷ lệ đa số tổ viên biểu quyết từ trên 50% đến 100% nhưng không được trái với quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này.
3. Căn cứ ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của tổ hợp tác để thống nhất các quy định khác về điều kiện trở thành tổ viên, như: tay nghề, sức khỏe, phần đóng góp…)
4. Tổ hợp tác lập danh sách thành viên tổ hợp tác tại Phụ lục kèm theo hợp đồng hợp tác và là một phần không thể tách rời của hợp đồng hợp tác.
Danh sách thành viên theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Mẫu Hợp đồng hợp tác này, bao gồm đầy đủ các nội dung sau: Họ, tên, số định danh cá nhân hoặc tên, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của pháp nhân; số tiền, giá trị tài sản hoặc sức lao động đóng góp được quy thành tiền và tỷ lệ phần đóng góp).
Điều 9. Quyền, nghĩa vụ của các thành viên
(1. Áp dụng các quy định tại Điều 11, 12 Nghị định này.
2. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể hình thức kiểm tra, giám sát của thành viên đối với tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác).
Điều 10. Điều kiện, thủ tục chấm dứt tư cách thành viên
  1. Áp dụng quy định tại Điều 13 Nghị định này.
2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định các trường hợp thành viên có thể bị miễn trừ tư cách thành viên và trình tự, thủ tục thực hiện việc miễn trừ tư cách thành viên trong trường hợp này nhưng không được trái quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 13 Nghị định này.)
Điều 11. Quyền, nghĩa vụ của tổ trưởng tổ hợp tác
(1. Áp dụng các quy định tại Điều 24, 25 Nghị định này.
2. Tổ trưởng phải là thành viên tổ hợp tác, hợp đồng hợp tác quy định thêm các điều kiện, tiêu chuẩn đối với tổ trường, ví dụ: phải là người có năng lực, trình độ, nhiệt tình, có trách nhiệm, v,v….
3. Việc trả thù lao đối với tổ trưởng được thỏa thuận giữa các thành viên tổ hợp tác.
4. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể phạm vi đại diện của tổ trưởng tổ hợp tác (ví dụ: tổ trưởng có quyền đại diện cho tổ hợp tác trong những trường hợp nào, trách nhiệm đại diện đến đâu) để tránh trường hợp lạm dụng hoặc lạm quyền.
5. Hợp đồng hợp tác có thể quy định bổ sung quyền của tổ trưởng không trái với quy định của pháp luật).
Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của ban điều hành (nếu có)
(1. Áp dụng các quy định tại điều 26 Nghị định này.
2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định cụ thể về số lượng thành viên ban điều hành, phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của thành viên ban điều hành trong quản lý, điều hành hoạt động của tổ hợp tác.
Tổ hợp tác lập danh sách thành viên ban điều hành và tổ trưởng tổ hợp tác tại Phụ lục kèm theo và là một bộ phận không thể tách rời với hợp đồng hợp tác. Danh sách ban điều hành hoặc thông tin về tổ trường tổ hợp tác thực hiện theo Phụ lục II kèm theo Mẫu Hợp đồng hợp tác này và phải bảo đảm đầy đủ các nội dung sau: Tên, số định danh cá nhân, địa chỉ thường trú của tổ trưởng tổ hợp tác và ban điều hành (nếu có))
Điều 13. Chấm dứt hoạt động tổ hợp tác
( 1. Áp dụng các quy định tại Điều 36 Nghị định này.
2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định các trường hợp chấm dứt tổ hợp tác khác do các thành viên tự thỏa thuận).
Điều 14. Quy định phương thức giải quyết tranh chấp trong nội bộ tổ hợp tác
  1. Áp dụng các quy định tại Điều 29 Nghị định này.
  2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định về việc thành lập và cơ chế hoạt động của Ủy ban/ban hòa giải hoặc chỉ định thành viên có uy tín giải quyết tranh chấp trong nội bộ tổ hợp tác).
Điều 15. Các thỏa thuận khác (nếu có)
(Tổ hợp tác có thể thỏa thuận các nội dung khác của Hợp đồng hợp tác không trái quy định pháp luật)
Điều 16. Điều khoản thi hành
1. Hợp đồng hợp tác này đã được thông qua tại cuộc họp thành viên Tổ hợp tác ………… ngày …. tháng …. năm…..
2. Các thành viên của tổ có trách nhiệm thi hành Hợp đồng hợp tác này.
3. Mọi sự thay đổi hợp đồng hợp tác phải được ……… thành viên thống nhất thông qua.
(Hợp đồng hợp tác có thể quy định cụ thể tỷ lệ đa số tổ viên thống nhất thông qua từ trên 50% đến 100%).
Chúng tôi, gồm tất cả thành viên tổ hợp tác thống nhất và ký tên vào Hợp đồng hợp tác này:
STT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Chữ ký (hoặc điểm chỉ)
I Tổ trưởng
II Ban điều hành (nếu có)
1
2
…..
III Thành viên
1
2
3
…..



[1] - Tổ hợp tác có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm;
- Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư;
- Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, tổ hợp tác chỉ được kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định. Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật Đầu tư.
[2] Đại diện Tổ hợp tác ký trực tiếp vào phần này.
 

hoangdung

Thành viên cơ bản
Thành viên BQT
2/4/13
219
24
Mấy cái dự thảo luật thì khoan hãy đem ra luận, ngay cái dự thảo luật về hội chủ thớt chắc đọc phiên bản cũ, phiên bản dự thảo mới khác rồi

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-ve-hoi-280232.aspx

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hội là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của cá nhân, tổ chức cùng chung mục đích; hoạt động không vì lợi nhuận; nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng theo quy định của pháp luật;góp phần thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động.

2. Hội không đăng ký là hội do các cá nhân thành lập và không tiến hành thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không có tư cách pháp nhân.

3. Hội có đăng ký là hội do cá nhân, tổ chức thành lập thông qua các thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có tư cách pháp nhân.

4. Quỹ là một hình thức tổ chức của hội, do một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc thông qua hợp đồng hiến tặng hoặc di chúc để thành lập, nhằm mục đích từ thiện, nhân đạo và hỗ trợ phát triển cộng đồng.

5. Không vì lợi nhuận là không có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì không chia cho hội viên mà để sử dụng cho các hoạt động của hội theo điều lệ hội.

6. Người đại diện theo pháp luật của hội là người đứng đầu hội.


Chương II

HỘI KHÔNG ĐĂNG KÝ

Điều 10. Điều kiện hoạt động của hội

1. Hội có người đại diện theo ủy quyền của các hội viên, có địa chỉ liên lạc cụ thể, rõ ràng.

2. Hội và hội viên của hội không được nhân danh hội tham gia các quan hệ pháp luật.

3. Hội viên của hội chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về việc tham gia hoạt động hội.

Điều 11. Quyền của hội

1. Quyết định tôn chỉ, mục đích, điều lệ hội (nếu có) phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Quyết định phạm vi hoạt động và cơ cấu tổ chức hội.

3. Tổ chức thực hiện hoạt động hội theo tôn chỉ, mục đích, điều lệ hội, phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 12. Nghĩa vụ của hội

1. Chấp hành quy định của Luật này, trừ các quy định áp dụng đối với hội có đăng ký.

2. Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, điều lệ hội.

3. Gặp gỡ, động viên, thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo tôn chỉ, mục đích, điều lệ hội.

4. Thông báo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa chỉ liên lạc về việc thành lập hội, người đại diện theo ủy quyền của các hội viên và khi có sự thay đổi người đại diện hoặc trước khi chấm dứt hoạt động.

5. Báo cáo hoạt động hội khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu.


Nghĩa là cần pháp nhân thì chua, chứ không cần pháp nhân thì cũng không khác luật dân sự 2015 bao nhiêu đâu


​​
 

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
Tổ hợp tác còn có những tên gọi khác như: tổ, đội, câu lạc bộ, nhóm cùng sở thích, tổ đổi công, chi hội ... nếu không đăng ký thì xem như không có ký hợp đồng dân sự mà không đi công chứng thế thôi. Theo luật dân sự 2015 thì tất cả hợp đồng dân sự tới đây đều không còn chủ thể giao dịch "tổ hợp tác " vì tổ hợp tác là tổ chức không có pháp nhân riêng, muốn giao dịch dân sự thì cũng phải ủy quyền cho cá nhân hoặc pháp nhân khác bằng các hợp đồng hợp tác. Hợp đồng hợp tác thì bộ luật dân sự 2015 đã nêu rõ. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã dành hẳn một mục (Mục 8 Chương XVI Bộ luật Dân sự năm 2015) để quy định về loại hợp đồng này với các nội dung: Khái niệm, nội dung của HĐHT, tài sản chung của các thành viên hợp tác, quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp tác, xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trách nhiệm dân sự của các thành viên hợp tác, rút khỏi HĐHT, gia nhập HĐHT và chấm dứt HĐHT.


Vui lòng đọc chi tiết bài

Hợp đồng hợp tác theo Bộ luật Dân sự năm 2015

link tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?ItemID=335

Mình chỉ copy những đoạn có những điểm hay mà tác giả chia sẻ

Điều 504 Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định rõ, cụ thể về mục đích hợp tác, đối tượng hợp tác mà các bên tham gia HĐHT, tuy nhiên, thông qua quy định này có thể hiểu, HĐHT tồn tại một số đặc trưng cơ bản về khách thể, lợi ích thu được, rủi ro phải chịu, tính chất, nội dung của quan hệ hợp tác:
(i) Khách thể của HĐHT là một công việc nào đó (như công việc kinh doanh, công việc đầu tư, công việc mua bán...) cần phải thực hiện. Đối tượng trực tiếp của những công việc này là những bộ phận nhỏ cần hoàn thành để có thể thực hiện được công việc đó (như góp công, góp sức, góp tài sản, trí tuệ, thực hiện từng giai đoạn của công việc...).
(ii) Để thực hiện được hoạt động hợp tác trong HĐHT buộc các bên phải cùng đóng góp công sức hay tài sản hoặc vừa góp công sức vừa góp tài sản để làm cơ sở và làm nền tảng cho việc thực hiện cũng như triển khai các công việc liên quan đến HĐHT mà các bên đã dự định từ trước đó.
(iii) Lợi ích đạt được hay công việc đạt được theo thỏa thuận ban đầu của các chủ thể trong HĐHT sẽ được san sẻ, chia sẻ cho nhau. Tuy nhiên, nếu như trong quá trình hợp tác có những bất lợi, rủi ro xảy ra thì các bên cũng sẽ buộc phải chịu trách nhiệm cùng nhau về những bất lợi, rủi ro đó.
Để bảo đảm pháp lý cho HĐHT cũng như bảo vệ quyền lợi của các bên khi giao kết HĐHT, pháp luật dân sự quy định hình thức của loại hợp đồng này buộc phải là văn bản. Thực tế giá trị của việc hợp tác trong mỗi HĐHT là rất lớn, có những HĐHT lên tới vài trăm triệu, vài tỷ đồng, thậm chí có những hợp đồng HĐHT kinh doanh giá trị lên tới vài trăm triệu USD nên việc ký kết HĐHT đòi hỏi có sự cẩn trọng nhất định. Và sự cẩn trọng đó chỉ được thể hiện rõ nhất qua hình thức bằng văn bản. Đây là loại hình thức có thể lưu trữ khá lâu và là cơ sở, bằng chứng cho sự giao kết HĐHT giữa các chủ thể trong quan hệ hợp đồng này. Rõ ràng, cũng giống như những loại hợp đồng dân sự thông dụng khác, HĐHT chỉ phát sinh hiệu lực khi thỏa mãn đầy đủ điều kiện về nội dung, về hình thức của hợp đồng dân sự.

Ưu điểm, hạn chế của việc hợp tác trong hợp đồng hợp tác
Trong những năm gần đây, hình thức hợp tác của các cá nhân, pháp nhân hay đặc biệt là của các thương nhân, nhà đầu tư trong nước, ngoài nước diễn ra khá phổ biến và thường xuyên. Sở dĩ HĐHT được lựa chọn bởi lẽ nó chứa đựng những ưu điểm vượt trội mà những hình thức đầu tư, hợp tác khác, đó là:

- Hình thức hợp tác, chia sẻ vốn góp, chia sẻ công sức để cùng “bắt tay” vào tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động dân sự theo HĐHT giúp cho các nhà đầu tư hoặc thành viên hợp tác có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức, tài chính… trong việc thành lập các pháp nhân mới, các tổ chức mới, qua đó tinh giản được các khâu sau khi thành lập pháp nhân mới, tổ chức mới (như chi phí vận hành, quản lý…). Khi tham gia HĐHT chỉ cần thỏa mãn điều kiện về năng lực chủ thể dân sự (năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự) là các cá nhân, pháp nhân có thể có đủ tư cách để tham gia vào HĐHT. HĐHT luôn là đích đến ưu tiên của các thành viên hợp tác trong một số lĩnh vực đặc thù như kinh doanh, thương mại, lao động, đầu tư… để giúp các bên có thể góp công, góp sức và phân chia lợi nhuận theo phần sau khi kết thúc quá trình hợp tác. Rõ ràng, khác với các hình thức đầu tư, hợp tác phức tạp khác, đối với HĐHT, sau khi phân chia lợi nhuận thì các bên cũng chấm dứt tư cách hợp tác với nhau mà không cần thiết phải làm các thủ tục khác như giải thể tổ chức, pháp nhân.

- Trong quá trình hợp tác, các bên là thành viên của HĐHT hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm trong quá trình hợp tác một cách thuận lợi, dễ dàng hơn bởi họ đã có sự liên quan về quyền, nghĩa vụ lẫn nhau trong quá trình hợp tác. Điều này có thể thấy rõ khi nếu như các đối tác có sự am hiểu khác nhau về lĩnh vực hợp tác, một bên có vốn, một bên thiếu vốn nhưng lại có sự am hiểu về lĩnh vực hợp tác thì cả hai bên đều có thể bổ sung cho nhau những thiếu sót đó nhằm tạo những điều kiện hợp lý, thuận lợi cho hoạt động hợp tác. Sự hỗ trợ theo hướng này giúp cho “cả hai bên đều có lợi” khi quyết định tham gia vào HĐHT với mục đích hướng tới những lợi ích chung và lợi ích riêng của nhau.

- Trong quá trình thực hiện việc hợp tác trong HĐHT, các thành viên nhân danh chính mình để chủ động tham gia thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Sự chủ động này sẽ giúp cho chính những thành viên hợp tác linh hoạt, độc lập, tự chủ trong hoạt động hợp tác và có liên quan nhưng không chịu sự phụ thuộc, chi phối của thành viên còn lại trong HĐHT. Đối với hình thức hợp tác theo HĐHT, các thành viên hợp tác có thể đàm phán, thương lượng với nhau về cơ chế chia sẻ lợi ích cũng như nghĩa vụ trong hoạt động hợp tác, các thành viên hợp tác còn có thể linh hoạt thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng mà không chịu sự ràng buộc bởi cá nhân hay pháp nhân nào khác. Có thể thấy, hình thức hợp tác là một hình thức triển vọng, khuyến khích sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các chủ thể trong giao lưu dân sự khi có nhu cầu hợp tác nhằm tạo ra lợi nhuận hay hướng tới những mục đích cụ thể nào đó. Những ưu việt của HĐHT được thừa nhận kịp thời trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã chứng tỏ nỗ lực của nhà lập pháp khi thừa nhận quyền hợp tác trong giao lưu dân sự của các cá nhân, tổ chức trong quy định pháp luật.

Bên cạnh những ưu điểm, việc hợp tác trong HĐHT còn tồn tại những hạn chế nhất định khiến cho các thành viên hợp tác không thể thoát khỏi những khó khăn trong và sau quá trình hợp tác như:

- Không cần thành lập các pháp nhân, tổ chức mới để đứng ra đại diện cho các thành viên hợp tác trong quá trình hợp tác mặc dù là ưu điểm nhưng đó cũng là hạn chế của việc hợp tác trong HĐHT. Bởi lẽ, ngay sau khi giao kết HĐHT, các thành viên hợp tác đã xác định quyền hạn, nghĩa vụ của mình lập tức phải thực hiện một số hoạt động đặc thù hoặc một số hợp đồng phụ cụ thể như hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê, mượn… để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác. Tuy nhiên, vì không có tổ chức, pháp nhân nào “đứng mũi, chịu sào” cho các thành viên hợp tác trong HĐHT nên việc giao kết các hợp đồng đặc thù, cụ thể phục vụ cho HĐHT lại do chính “đơn phương, độc mã” một trong số các thành viên hợp tác giao kết với các chủ thể có liên quan đến hợp đồng đặc thù, cụ thể đó. Rõ ràng, điều đáng nói ở đây là các thành viên hợp tác lại nhân danh chính mình trong qua hệ hợp đồng này và đây cũng là mấu chốt để xảy ra những tranh chấp phát sinh sau này liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên trong HĐHT. Giả sử hai chủ thể là cá nhân A và công ty B giao kết với nhau một HĐHT, để thuận lợi cho việc hợp tác, công ty B đứng ra sử dụng con dấu, tài khoản và các giấy tờ chứng mình tư cách pháp nhân của mình để giao kết một hợp đồng thuê nhà làm trụ sở cho việc hợp tác thay cho cá nhân A. Vấn đề cần lưu ý ở đây là nếu như không có sự thỏa thuận rõ ràng về trường hợp này sẽ rất dễ xảy ra những tranh chấp phát sinh liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của cá nhân A và công ty B.

- Quy định của pháp luật dân sự hiện hành cũng thiếu hẳn nội dung liên quan đến việc quy định trách nhiệm của các thành viên hợp tác đối với bên thứ ba trong quá trình các thành viên hợp tác này giao kết hợp đồng dân sự đối với bên thứ ba. Về mặt pháp lý, quyền lợi của các bên trong quan hệ dân sự cần phải được bình đẳng, pháp luật bảo vệ như nhau. Tuy nhiên, trong HĐHT, nếu như pháp luật chỉ bảo vệ cho các thành viên hợp tác là các bên tham gia quan hệ HĐHT mà không bảo vệ cho bên thứ ba giao kết hợp đồng với thành viên HĐHT sau khi HĐHT phát sinh hiệu lực là một thiếu sót cần phải giải quyết kịp thời, dứt điểm. Giả sử, nếu như một bên là A giao kết hợp đồng với bên thứ ba là C để phục vụ cho hoạt động hợp tác với B trong quá trình thực hiện HĐHT, trong quá trình giao kết hợp đồng, giữa A và C xảy ra tranh chấp, các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự rất khó có thể tìm kiếm các nội dung quy định cụ thể về việc giải quyết tranh chấp này sao cho bảo đảm quyền lợi của cả A và C.

Tóm lại, HĐHT là một trong những loại hợp đồng thông dụng, trước khi được pháp luật dân sự thừa nhận thì nó đã khá phổ biến trong giao lưu dân sự bởi nó chứa đựng những tính chất ưu việt giúp cho các thành viên trong quan hệ hợp tác cùng nhau chia sẻ vốn, công sức, lợi nhuận để thực hiện những công việc cụ thể nhằm phục vụ lợi ích của nhau. Để lựa chọn hình thức hợp tác theo HĐHT trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, các cá nhân, tổ chức có ý định hợp tác cùng cần phải tìm hiểu rõ những ưu điểm, hạn chế của việc hợp tác trong hợp đồng này nhằm hạn chế, giảm thiếu tối đa những rủi ro có thể xảy ra và bảo đảm quyền, lợi ích thiết thân cho chính mình.