Vắng như .... trung tâm thương mại có phải do thương mại điện tử ???

Đọc bài này của bạn, tâm đắc đoạn trích dẫn Bạn tồn tại vì tạo ra giá trị và sẽ bị đào thải nếu mất đi giá trị

Đúng như chủ đề

Bạn tồn tại vì tạo ra giá trị và sẽ bị đào thải nếu mất đi giá trị

Tác giả này hay ở chỗ là ví Parkson như một cô gái đẹp.

Nhưng mà hay hơn nếu ví giờ cô gái ấy có tuổi và giá cũng không còn như xưa là chuẩn.

Hệ thống khai thác không hiệu quả, doanh thu trên m2 tệ nhất trong các loại siêu thị (có báo thống kê).
Vì không hiệu quả nên đòi cắt cò cao các nhãn hàng. Các nhãn hàng muốn trụ thì phải bán giá cao để bù. Vậy thì mất khách, lẫn quẫn chỉ có vậy.
Còn một yếu tố khác là dân trí tăng nhờ In tẹc nét. Nhãn hàng hồi trước 2005 bán giá cao người ta không biết chứ giờ là "bể" hết rồi. Dân nhiều tiền shopping ở Sing, HK. Dân vừa tiền thì ship dịch vụ. Người ít tiền thì không vô Parkson làm gì.
Chợt nhớ mấy phóng sinh sự về Các Trung tâm thương mại bị bỏ hoang, hoạt động kém hiệu quả tại Hà Nội

(LĐTĐ) Hà Nội hiện có khoảng gần 10 công trình chợ kết hợp trung tâm thương mại TTTM được xây dựng hoàn thiện. Sau khi "lột xác" thành các TTTM khang trang, sạch đẹp, những địa điểm vàng về kinh doanh buôn bán trên địa bàn thành phố hiện lại vắng như "chùa bà Đanh".

Kỳ 2: Nhiều hệ lụy
(LĐTĐ) Bất hợp lý trong quá trình xây dựng mô hình chợ trung tâm thương mại (TTTM) kéo theo hàng loạt các hệ lụy về kinh tế, xã hội, môi trường. Những chợ cóc chợ tạm mọc lên nhan nhản ngay cạnh các khu dân cư khiến cho giao thông tại các tuyến đường này trở nên ách tắc đồng thời gây mất mỹ quan đô thị.

Kỳ 3: Đâu là nguyên nhân?
(LĐTĐ) Việc xây dựng, cải tạo chợ truyền thống đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu về văn minh thương mại trở thành trung tâm thương mại (TTTM) là hướng phát triển phù hợp. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, tình trạng vắng khách tại chợ truyền thống trong TTTM khiến nhiều tiểu thương phải chuyển nhượng chỗ bán hàng hoặc nghỉ kinh doanh...

.......

Tuy nhiên đến khi rảnh ghé qua Trung tâm thương mại Artemis của ACC Thăng Long cột chèo với ACC Hàng Không, đứa con không nhìn nhận của Quân Chủng PKKQ thì oải chè đậu .

iSdVl59.jpg

E56ce3u.jpg

Go78CwG.jpg

0yMyUuZ.jpg

Q9yEkJU.jpg

yjB6kOI.jpg

DN9bYZD.jpg


và cảm thấy tội nghiệp cho các chủ đầu tư quá.
phải chăng xu thế rồi shop online ăn hết thị phần của các TTTM ???


P/s: MOD/MIN tạo giúp chủ đề mới, mình chưa đủ quyền
 

xuanhoai

Thành viên cơ bản
5/6/17
2
1
Tại TP.HCM không đến nỗi thảm hại như thế vì có mảng F&B rất phát triển và làm ăn được, xu thế rồi shop online ăn hết thị phần là có, xu hướng chung chứ có phải riêng Việt Nam mình đâu. Bên Sing đường Orchrad nhộn nhịp như vậy mà bây giờ thấy mấy mall cũ cũng đìu hiu giống vầy.

Giờ ngồi nhà bấm phát có hàng. Với nhiều món phải sờ tận tay, thử các kiểu mới mua được thì đi xem chọn ngoài TTTM xong lấy model về mua online, không chết mới lạ. Giờ vào mall chủ yếu để con nít có chỗ chơi với lại giờ bên mall mở như nấm.
 
Bàn thêm về mảng F&B thì đúng là nó giúp các TTTM tồn tại, tuy nhiên chưa hẳn là đúng, các TTTM trước đây đông khách nhờ F&B giờ cũng ế sấp mặt, lý do là dư thừa mặt bằng TTTM được dự đoán từ cuối 2010, nhưng nhà đầu tư nào cũng nghĩ mình ra sau sẽ đạp chết thằng ra trước.

Còn Singapore đang mất dần thương hiệu thiên đường mua sắm bởi giá mặt bằng ngày càng cao. Nhà đầu tư sẽ chuyển dịch sang thị trường khác như Mã, Ỉn ....và Việt. Không những Singapore, mà Hồng Kông giờ cũng đang rơi vào tình trạng này vì mọi người giờ có thể sang luôn Paris, Milan hay New York để sắm đồ cho sang cái thằng người! Hội tẹp nhẹp hơn thì đặt hàng qua mạng.

Tất nhiên F&B góp phần duy trì các TTTM tồn tại là quá chuẩn, mô hình TTTM chỉ để mua sắm sắp tới sẽ chết sặc gạch. Ví dụ nói đi Aeon mall rốt cuộc vào đấy ăn uống giải trí là chính chứ có gì trong đó đáng giá để mất công chui vào đó mua sắm đâu.
 

vodoandi

Thành viên cơ bản
30/12/16
2
0
31
www.noithatgiakhanh.com
@binhan2017 , ối cái Artemis Tower Lê Trọng Tấn một thời quảng bá ầm ĩ đây à ... ôi cái thiết kế cổ điển cách đây những 20 năm ... ôi chưa xây xong đã bị truyền thông phang sấp mặt này ... nào điểm trừ, nào không an toàn , rồi bàn nhà 49 năm ... không ế mới lạ. Công ty đầu tư IMG (ông chủ là LTM người dịch ra tiếng việt bài Hello Việt Nam) thiếu gì tiền đâu nên nó cũng chẳng lo vụ vắng khách lắm .... đây là đất của bên Không quân, đang quá trình trả dần sân bay Bạch Mai cho thành phố HN nên anh em bắt buộc phải làm dự án. Mục đích của họ là xây xong, còn sau đó thế nào thì nó không cần quan tâm!

Còn online thì tùy mặt hàng, mua đồ Tàu thì lên thánh đường Lazada, mua hàng lởm thì lên Shopee ... chứ ra Mall làm gì, không thấy hội giao hàng họ sống chết lao vào như thiêu thân để chiếm lĩnh thị phần giao hàng TMĐT à ? Nhưng ACE nào nói online nó ăn hết là nói sai, online và offline có một số thứ cạnh tranh nhau, nhưng cơ bản là mâm ai nấy ăn.

Vắng hay đông thì nói dài lắm mới hết lý do. Nhưng cái lý do lớn nhất đó là không kỹ lưỡng và tư duy cũ kỹ, cứ bao nhiêu năm làm tới, không thay đổi, nên ế không có gì lạ. Điển hình là Parkson và Dimond là 2 mô hình department store nay đã quá lạc hậu mà không chịu thay đổi. Giờ thêm ông Robins mở mô hình y chang trong Crescent Mall, cùng nắm tay nhau vào chỗ chết.

Nói về sự kỹ lưỡng là nói đến Takashimaya và Aeon Mall, hai ông này mô hình hơi khác nhau tí, nhưng đang khẳng định vị thế dẫn đầu. Ông Vincom, nói thẳng ra là méo biết làm mall, nhìn nửa mùa, layout rối rắm thiếu logic nên có những góc chết, quầy nào thuê là chết quầy đó. Còn mấy ông có quỹ đất, có tiền xây lên tráng lệ, thấy người ta làm TTTM hoành tráng mình cũng làm, cũng đèn sáng cũng máy lạnh, mà vắng lạnh đìu hiu rồi cũng dẹp.

Retail là một ngành cần sự nắm bắt xu hướng khách hàng và thay đổi liên tục theo họ. 4 ông to ở Việt Nam gồm Nhật, Hàn, Thái, Việt thì ông Nhật làm giỏi nhất, ông Thái coi vậy chứ làm retail không ngon

Mô hình TTTM chỉ để mua sắm ở các nước lớn như Nhật Bản, Hàn, Singapore còn không chết nữa là Việt Nam, chỉ là nhiều quá thì nó bão hoà. Còn Aeon thì nhầm nhé @binhan2017, họ bán rất được. Đây là hệ thống bán lẻ nước ngoài báo lãi duy nhất. Mấy ông nước ngoài khác toàn lỗ đến lỗ (sự thật không hẵn vậy).
 
Nói chung thị trường mua sắm mạnh ở phía nam, phía Bắc lèo tèo cũng không lạ vì xu hướng ngoài Bắc vào Nam mua sắm chắc còn sống dai và dài.

Nói vể Nhật thì Takashimaya thì thôi khỏi nói rồi, từ thiết kế đến vận hành đều quá chuyên nghiệp, tạo cho khách hàng sự sướng khi dạo ở trong.

Cũng đắc địa nhưng Parkson Lê Thánh Tôn miễn bàn, bên ngoài cũ mà nhìn cũng chán, thiết kế cầu thang thì đi 1 lèo lên tầng cao nhất luôn chứ chả thèm cho khách đi dạo passage nữa. Diamond thì hết thời rồi, chỉ được mỗi mùa noel bà con còn tụ tập chứ chắc cũng chẳng ai vào mua.

Hội nội địa thì chỉ còn VIN, nhưng sống nhờ đắc địa ... ví dụ VIN Đồng Khởi vào thì rất ngộp nhưng vị trí quá đắc địa nên vẫn đông khách, còn các VINCOM khác thì thiết kế cực kỳ chán. Cái Saigon Paragon nói thật thiết kế nhìn quá kém thân thiện khiến người ta không nghĩ đó là 1 TTTM mà giống một công sở công quyền hơn.

Nếu nói thích cho trẻ con vào chơi thì thích Taka với Crescent Mall nhất.

Mà nhìn chung mô hình department store đang héo mòn từng ngày ở Việt Nam rồi. Bây giờ ai còn lao đầu vào thì coi như banh ta lông luôn. Các TTTM phải ý thức được nếu cứ chảnh, cành cao thì rồi chả có ma nào vào thuê đâu. Hạ giá cho thuê, tạo điều kiện cho các shop hạ giá bán sản phẩm, TTTM giờ quá nhiều rồi, nếu không có thế mạnh canh tranh riêng thì ế sấp mặt. Lượng khách hàng lượn các TTTM hạng sang để mua đồ hiệu có nhiều kênh để mua offline khác .
 

vnttquynhh

Thành viên cơ bản
30/12/16
4
1
danglinhphat.com
TTTM chỉ ăn vào F&B vì người ta có nhu cầu giải trí ăn uống nhiều hơn do lý do VN mình thiếu chỗ chơi quá đành phải vào TTTM chứ sao. Đó là lí do thích Crescent hay Takashimaya hay Aeon vì vào đó cảm giác relax.

Trước khi có F1 thì không bao giờ chui vào bất cứ cái TTTM nào. Từ khi con nhóc lớn lớn tí thì cuối tuần chỉ vào các TTTM có chỗ đậu xe thuận tiện - cái này aeon là nhất, lên có đồ ăn, có điều hoà, nhiều cửa hàng lấp lánh con nhóc con thích. có khu trò chơi cho trẻ con .... là lí do để ghé.

Chứ nhu cầu mua sắm éo gì hàng tuần vào TTTM mua được. Đồ nhà sắm đầy đủ hết rồi. Cứ vào các TTTM thấy trả mặt bằng hàng loạt là biết

CFnmVRe.jpg

@vodoandi , đúng là ai đó khen VINCOM thì phải nói thật con mắt có vấn đề, đúng là trong 3 ông Nhật, Thái, Hàn, Việt thì ông Nhật làm tốt nhất. Nhìn Takashimaya với thiết kế shopping mall và khâu hầm gủi xe nó hơn đứt mấy anh Vincom và linh ta linh tinh khác. Kiểu này mà nó ra thêm vài cái nữa chắc hút hết khách của mấy shopping mall Việt Nam, Hàn Quốc. Nhưng mà chê VIN thì cũng hơi oan uổng, ở VN chỉ xét nhà đầu tư Singapore thôi nhưng vẫn hơn xa team anh Vượng. Rất khó để so sánh những tên tuổi hàng đầu châu Á/thế giới với 1 anh mới tập sự ở VN.

Vincom nói chung cũng thành công ban đầu, nhưng thấy không quá đặc sắc về quần tụ các thương hiệu thời trang lẫn ăn uống, đồng thời thiết kế của Vin quá tệ. Cái gì chứ Vin thiết kế là xấu nhất đời, cứ y như copy của Tung Của 15 năm trước vậy. Cái Vincom Thảo Điền mặt ngoài thì xấu, lối đi thì bé tí tẹo. Hầm Vin thì khỏi nói, quá dốc, và trần thấp, cách đây 2 hôm vừa đi cụng đầu ở hầm Vincom Center Lê Thánh Tôn. Nói chung chỗ nào VIN cũng thua cái hầm gởi xe, nói chung mỗi lần lên xuống là cực kỳ căng thẳng, gốc cua gấp, quá dốc, và trần thấp .. rồi quy hoạch phân khu cực kém.

Mà cũng không trách được, với kinh nghiệm làm với Nhật nhiều năm rồi cho thấy dù một dự án dù nhỏ dù to gì họ cũng họp lên kế hoạch, khảo sát vô cùng bài bản và tỉ mỉ trước đó nhiều năm. Đoàn chuyên gia họ sang làm việc có khi hàng chục người mà họp với hành suốt ngày suốt đêm. Lúc xưa còn trẻ, chưa biết gì, cực ghét vì Nhật "bày trò" ra nhiều quá, sau này mới thấy họ đẳng cấp hơn mình xa quá. Không làm thì thôi, làm là không cho phép sai sót, vì thế mà cứ từng ly từng tí.

VÌ vậy thấy Aeon Mall rồi Takashimaya ra hàng cái nào đại thành công cái đó mà không ngạc nhiên cho lắm. Nhớ lại lúc Aeon mới khai trương ở Tân Phú, Bình Tân, các chiên da chém gió đều phê phán Aeon đã sai lầm khi mang về vùng sâu vùng xa cho dân nghèo vào đó hóng mát. Giờ mới biết người Nhật đi trước các chiên da chém gió rất xa.

Tuy Takashimaya khách rất đông, nhưng hàng hóa không thực sự nhiều và đa dạng, phần nhiều là hàng cao cấp, dù biết cái này ngay cả ở bên Nhật thì chỗ nào nó xuất hiện là chỗ đó là trung tâm của trung tâm. Tokyo, Osaka, Kyoto, Nagoya... là nằm ngay ga chính, nơi kết nối tuyến từ các nơi khắp TP. Tiêu chuẩn quản líý chất lượng dịch vụ là hàng đầu ở Nhật đấy .... rồi vào đây chỉ có F&B là chính, các bà nội trợ giàu có là đối tượng chính của Takashimaya nhé ... ở chưa có cái nào đáp ứng nỗi đối tượng này đâu nhưng mua sắm offline thì SaiGon Square chưa bao giờ ế... đơn giản là thời trang toàn hàng Quảng Châu chở bao tải 100kg/80k về bán 400, 500k. :D :D :D
 

vodoandi

Thành viên cơ bản
30/12/16
2
0
31
www.noithatgiakhanh.com
@vnttquynhh
Takashimaya ở Nhật khỏi bàn nhưng ở Sài Gòn thì khá nhạt nhòa, thiết kế bên trong cũng không có điểm nhấn gì, hầm xe tương đối chật với lối lên xuống (hơn Vin). Hàng hóa của gian Takashimaya cũng không phong phú lắm và giá thì đắt. Được cái gian B2 với tầng ăn uống thì hay phong phú. Với lượng người hiện nay khá là quá tải, vào ngắm và ăn uống là chính. Sao Nhật không mang Tokyo Hand sang, thương hiệu này rất hay.

Vincom 1 lỗi chung nhất là hầm xe cực tệ, rất nặng mùi, lượng xe thì đông mà toàn chơi kiểu chung lối lên xuống. Toilet cũng thuộc dạng tệ nhất vì thiếu đầu tư.

Cresent với Vivo là hầm ngon hơn cả, đường vào rộng rãi riêng biệt, chỗ đỗ xe rộng, hầm trần cao. Nhưng ưu điểm nhất là 2 Mall này là thiết kế đúng tiêu chuẩn Mall, rộng rãi và không dính đến mấy ông Office và Residence. Có điều hàng hóa cũng thường thường chứ không phong phú lắm.

Aeon thì khỏi nói rồi ... ăn đứt vụ hàng hóa lẫn F&B.
 
Gì chứ phát triển trung tâm thương mại thì dừng được rồi. Ế sưng lên thì làm mới làm gì. Giờ nếu có tiền làm BĐS chắc chỉ thích hợp xây toà nhà văn phòng, căn hộ dịch vụ cho thuê, tất nhiên là phải ở trung tâm Thành Phố.
 
Dù là ông vua của TMĐT, nhưng Amazon đang mở chuỗi cửa hàng bán lẻ thứ 8 tại Mỹ



Chính Amazon từng bước giết dần ngành bán lẻ truyền thống. Nay lại đang đi những bước gần với truyền thống
 
Sao kỳ vậy ta - các đại gia bán lẻ Hàn Quốc đang đua nhau đến Việt Nam


Cuộc đua gay gắt giữa các nhà bán lẻ Hàn Quốc và Nhật Bản tại Việt Nam


Aeon Mall Hà Đông: “Liều doping” giúp bất động sản khu vực thăng hoa


Nhưng lý do kéo đến Việt Nam lại là do TMĐT .... nhưng kệ miễn là các trung tâm thương mại không như chùa là được rồi
 
  • Haha
Reactions: hoangdungnguyen
7/4/17
90
7
Sao kỳ vậy ta - các đại gia bán lẻ Hàn Quốc đang đua nhau đến Việt Nam


Cuộc đua gay gắt giữa các nhà bán lẻ Hàn Quốc và Nhật Bản tại Việt Nam


Aeon Mall Hà Đông: “Liều doping” giúp bất động sản khu vực thăng hoa


Nhưng lý do kéo đến Việt Nam lại là do TMĐT .... nhưng kệ miễn là các trung tâm thương mại không như chùa là được rồi
Do AEON là siêu thị của họ, còn xây cho thuê hoặc bán thì ế sưng sỉa

 

batdongsan

Thành viên cơ bản
28/1/16
18
4
Áp lực dư cung mặt bằng bán lẻ xảy ra từ lâu rồi trước khi TMĐT rộ lên. Đúng là với TMĐT đã thay đổi nhanh chóng thói quen mua sắm tiêu dùng, các doanh nghiệp vận hành trung tâm thương mại dẫu nhiều kinh nghiệm vẫn không kịp thích nghi. Những mô hình chỉ phục vụ nhu cầu mua sắm hàng thời trang, mỹ phẩm như Parkson đã trở nên lỗi thời. Trong khi các trung tâm thương mại Vincom, hay Takashimaya,… vẫn đông đúc với lượng khách có nhiều nhu cầu, từ ăn uống đến vui chơi, mua sắm,… thì Parkson đã phải lần lượt đóng cửa các trung tâm thương mại tại Việt Nam sau hơn một thập kỷ hoạt động.

Còn các khối đế thương mại chung cư khu vực ngoài trung tâm “ế” đơn giản dư cung mặt bằng bán lẻ, và đặc biệt là không có khách hàng do chủ yếu phục vụ khách nội khu. Muốn thoát "ế" thì chỉ đi vào phục vụ phân khúc “phi bán lẻ” , "phi truyền thống" ....