[Vì cuộc sống văn minh hơn] Văn hóa đi thang máy

taychoitapsu

Thành viên chính thức
15/5/13
52
5
(Sưu tầm)

Chào các anh chị em,
Nếu các anh chị thường xuyên làm việc trong các tòa nhà văn phòng, hoặc sinh sống ở các căn hộ, thì việc đi thang máy là nhu yếu. Ở Việt Nam tôi không thấy nhiều nơi dạy kỹ năng sống, tất nhiên tôi biết rõ trong các trường học thì học trò cắm mặt viết chữ và làm bài tập còn không kịp, có thời gian đâu được học những kỹ năng mềm. Tôi nghĩ các anh chị nếu là phụ huynh, nên chú ý đến việc này cho bản thân và dạy dỗ các cháu nhỏ để sau này chúng ta có một thế hệ sống có ý thức và văn minh hơn.

Tạm thời tôi chỉ nhớ được 9 điều sau đây, còn thiếu thì các anh chị bổ sung giúp. Cảm ơn các anh chị!

1. Nút mũi tên phía ngoài để chúng ta bấm theo nhu cầu của mình, chứ không phải bấm theo hướng của thang máy! Lý do tôi nói điều này là tôi để ý thấy nhiều người muốn đi xuống thì bấm mũi tên lên, vì họ nghĩ là bấm mũi tên lên để cho thang máy đi lên và rước họ xuống.

2. Hãy cố đừng đánh rắm trong thang máy, nếu bạn không muốn người khác nghĩ mình là Tarzan.

3. Đừng đùa giỡn, cười lớn, nói lớn trong thang máy. Điều này xãy ra rất nhiều với những người đi thang máy theo nhóm.

4. Người trong ra trước, người ngoài mới bước vô sau.

5. Đứng nép sang một bên để người trong bước ra, đừng đứng ngay trực diện sát cửa thang máy, vừa mất lịch sự, vừa nguy hiểm cho bản thân (có khi cửa thang máy mở nhưng buồng thang máy không lên, đã có những trường hợp bước vào rơi xuống gây tử vong!).

6. Đừng hỷ mũi, gãi nách, gãi lưng, vò đầu, nói điện thoại hoặc làm gì đó gây sướng mà gây tiếng động lớn hoặc lạ trong thang máy.

7. Nhường cho trẻ em và người già bước vào trước, nếu quá tải, hãy đợi đến lượt sau.

8. Nếu thang máy quá tải và bạn đứng ngay cửa thang máy, hãy tự động bước ra, đừng để nhắc nhở.

9. Đừng quên cảm ơn khi ai đó giữ cửa thang máy chờ bạn vào đi cùng!

20140331112330-1460946-490947464361095-777078882-n.jpg



 
  • Like
Reactions: Cu-Li

Cu-Li

Thành viên chính thức
14/5/13
162
11
Đến mấu tòa nhà to to, các mợ cũng quần là áo lượt mà thang vừa mở là thấy các mợ ào vô hoặc đứng lù lù ngay cửa (phần lớn là nạ dòng) thì chả hiểu con cái sẽ ra sao. Không lẽ lúc ý phang cái giày vào mặt mới có ý thức được??? Thang máy vừa tới là ào ào đi vô liền, chẳng thèm để người ở trong đi ra trước gì hết.

Đến mấy trung tâm thương mại thì thôi rồi. Bọn nhóc bây giờ nhố nhăng quá, vô thang máy mà nói chuyện cười giỡn ầm ĩ như nhà nó. Còn điện thoại vô tư như chốn không người. Thang mới mở cửa ra là ùa vô, mặc cho người trong phải chen ra. Nhìn cũng quần là áo lượt sành điệu lắm mà quê mùa không chịu được.

Lâu lâu có việc vào mấy tòa nhà văn phòng lớn lớn lúc 8h sáng thì thấy được một điều hài vô cùng là mọi người gửi xe dưới hầm xong đều lật đật chạy bộ lên tầng G hết , mới đầu không hiểu chuyện gì, sau 3 bận thang xuống tới B mà thang nào cũng đầy hết làm mình chờ thấy mụ nội luôn thì mới khôn ra là mọi người lên G dành thang hết rồi .

Nút mũi tên phía ngoài để chúng ta bấm theo nhu cầu của mình, nhiều người ở trong các chung cư hoặc đi làm trong các tòa nhà cũng không biết cái này nữa. Cứ bấm lung tung, rồi khi muốn đi lên mà thang đang xuống, có người xuống tầng dưới nữa cũng bấm cho cửa mở ra rồi đâm đầu vô xong còn hỏi 'ủa, đi xuống hả!!"

"Kiến thức" tin rằng ai cũng biết 9 điều như trên. Nhưng " thực hành" là việc khác hẳn. Vì thục hành liên quan tính cách, tác phong và trình độ "văn hoá" ( không phải "học vấn"), chứng kiến nhiều, (kể cả người quen) bộc lộ điểm yếu của họ khi đi thang máy) có thể nói, "nhìn cách gọi, vào, ra thang máy của một người có thể xét đoán được nhiều về họ. Nó là một kỹ năng sống thì đúng hơn, nâng nó thành văn hóa e phù phiếm và nhảm. Bởi tất cả khía cạnh nhường nhịn , cư xử ....đã bao hàm trong môn đạo đức. Cho nên cư xử trong Thang Máy chỉ là một tập con mà thôi.