BHXH đang ép doanh nghiệp sa thải bớt người lao động ?

nhannguyen

Thành viên cơ bản
7/11/14
183
9

BHXH đang tận thu doanh nghiệp?

Liệu có khả năng giảm tỷ lệ đóng và kéo dài thời gian đóng?
Theo một chuyên gia về BHXH (đề nghị giấu tên), theo Luật BHXH năm 2006 số tiền làm cơ sở đóng BHXH là lương cơ bản. Nhưng luật BHXH sửa đổi 2014 quy định đến năm 2016 sẽ đóng trên các khoản phụ cấp có tính chất lương và đến năm 2018 là các chi phí bổ sung khác.

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động thì số tiền đóng bảo hiểm xã hội là một gánh nặng lớn và trung bình mỗi năm số tiền phải đóng tăng 20% mặc dù doanh thu giảm, lợi nhuận giảm. Đành rằng thuê lao động thì phải đóng bảo hiểm cho họ, cái này em không phàn nàn. Thế nhưng có những khoản phải đóng thật vô lý, ví dụ như công đoàn phí 2% quỹ lương do chủ doanh nghiệp đóng. Công đoàn đại diện công nhân bảo vệ họ trước giới chủ. Như vậy là giới chủ chi 2% để công đoàn chống lại mình , và mặc dù là công ty nhỏ, không có công đoàn và nhân viên chưa bao giờ thấy mặt người đại diện mình, nhưng tiền vẫn phải trả đều đều.


So sánh với các nước mới thấy doanh nghiệp Việt Nam giỏi :

"Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), so với một số nước trong khu vực thì Việt Nam là nước có mức đóng BHXH, BHYT, BHTN, công đoàn phí do chủ sử dụng lao động đóng cao nhất so với các nước trong khu vực (cao hơn Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Myamar, Lào). Ví dụ, hiện Malaysia chỉ đóng 13%, Philippines 10%, Thái Lan 8%, các nước khác còn thấp hơn."

==> Doanh nghiệp sa thải lao động để bớt tiền bảo hiểm xã hội

Phải chăng BHXD đáng ép doanh nghiệp ap dụng khoa học kỷ thuật, thay đổi máy móc trang thiết bị và công nghệ sang tự động hoặc bán tự động để giảm nhân công , đồng thời tính toán lại bài toán kinh tế tăng giá sản phẩm hửu hình hoặc vô hình
 

bravia

Member
16/10/15
229
11
Sao không vỡ quỹ bảo hiểm khi có 6.2% https://www.nasi.org/learn/socialsecurity/who-pays Examples: Jon Smith makes $50,000 in 2015, and Jane Doe makes $120,000 for the year. Jon pays $3,100 for Social Security (6.2 percent of $50,000) and $725 for Medicare (1.45 percent of $50,000) for a total of $3,825 for the year. His employer pays an identical amount. Jane pays $7,049 for Social Security (6.2 percent of the 2013 maximum wage base of $113,700) and $1,740 for Medicare (1.45 percent of $120,000 salary), for a total of $8,789 for 2013. Her employer pays the same.
 

bravia

Member
16/10/15
229
11
Căng dồi, trốn bhxh đưa vào tội hình sự mới ghê: .. .. Việc giám sát sẽ do cơ quan bảo hiểm phối hợp với cơ quan thuế thực hiện. Theo quy định mới của Luật hình sự sửa đổi được Quốc hội thông qua, việc trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể bị xử lý hình sự từ 2 đến 7 năm tù.
 

tamxuanpham

Thành viên cơ bản
7/3/14
325
23
bravia;n341 nói:
Căng dồi, trốn bhxh đưa vào tội hình sự mới ghê: .. .. Việc giám sát sẽ do cơ quan bảo hiểm phối hợp với cơ quan thuế thực hiện. Theo quy định mới của Luật hình sự sửa đổi được Quốc hội thông qua, việc trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể bị xử lý hình sự từ 2 đến 7 năm tù.

Người sử dụng lao động phải biết mà cân đối
Người lao động hầu như không ai nghĩ đến 20 năm sau nhận bao nhiêu

mà họ quan tâm hiện tại họ thực nhận bao nhiêu, nếu thấp thì họ lại kiếm nơi làm việc lương cao hơn
còn người sử dụng lao động thì phải trả thực cho người lao động một số tiền rất lớn

Nghe tin mấy công ty lạc xong bán đồ bảo hộ lao động đang xin chuyển về hộ kinh doanh cá thể
 
Vừa đọc vụ bảo hiểm thất nghiệp
Quá thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận quyết định thôi việc, BHXH sẽ không nhận hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa. Thời gian hưởng tctn đã đóng sẽ được bảo lưu cho tới lần đóng bảo hiểm khi đi làm lần sau.

Phải chăng BHXH khẳng định là đã thất nghiệp thì còn việc gì làm đâu mà không đi nộp hồ sơ? Còn nếu bận đi tìm việc khác thì tức là chưa cần trợ cấp thất nghiệp.
 

vienfmit

Thành viên cơ bản
6/10/16
7
0
Vừa đọc vụ bảo hiểm thất nghiệp
Quá thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận quyết định thôi việc, BHXH sẽ không nhận hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa. Thời gian hưởng tctn đã đóng sẽ được bảo lưu cho tới lần đóng bảo hiểm khi đi làm lần sau.

Phải chăng BHXH khẳng định là đã thất nghiệp thì còn việc gì làm đâu mà không đi nộp hồ sơ? Còn nếu bận đi tìm việc khác thì tức là chưa cần trợ cấp thất nghiệp.
VN thường công ty đàng quàng họ sẽ chốt sổ sau 1 tháng khi nghỉ, lúc đó ẽ có tờ giấy in ra đính kèm cuốn sổ (cty ko đàng quàng thì méo đóng).

Còn công ty xịn nước ngoài làm tháng nào đóng tháng nấy thì nghỉ đã có sẵn cuốn sổ thích thì ngay hôm sau nộp hồ sơ xin trợ cấp cũng được.

- Nộp gồm quyết định nghỉ của công ty, hoặc hợp đồng lao động hết hạn + kèm cuốn sổ bảo hiểm có đầy đủ tất cả các trang + chứng minh nhân dân (nhớ photo ra hết ko cần công chứng chỉ cần đối chiếu). 1 điền một cái tờ giấy A4. Ráng canh chiều chiều trước giờ nghỉ thì sẽ vắng tha hồ vào nộp. Đừng bon chen sáng sớm với buổi sáng nộp làm gì.

Hồ sơ đầy đủ 15 -> 20 ngày sau sẽ được có 1 quyết định nhận trợ cấp thất nghiệp, và 1 thẻ bảo hiểm y tế + 1 tờ giấy hướng dẫn học nghề được hỗ trợ 1 phần học phí bởi bảo hiểm (có thể học nấu ăn hay lái xe tùy ý).

Trong vòng 1 đến 2 tuần, tiền sẽ về tài khoản Đông Á của người nhận (nếu chưa có thì lúc đầu nộp hồ sơ phải làm thẻ luôn).

- Rồi định kì theo ngày hẹn lên trên trung tâm điền 1 tờ đơn về các công ty đã phỏng vấn và lý do không có việc làm. Rồi đợi 1, 2 tuần tiền lại về. Nếu trễ hẹn trong lịch thì mất ráng chịu và không được trừ thời gian lãnh trợ cấp nữa.

Nếu trong thời gian trên có việc làm ko cần lên khai báo nữa.

Nếu sau này cơ quan bảo hiểm xã hội đối chiếu thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm (thông qua thuế) hoặc hồ sơ bảo hiểm, thì phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đã nhận, và thêm phạt.

Nói chung từ lúc thất nghiệp tới lúc nhận tiền tháng đầu tiên chắc cỡ cũng 1 tháng nếu nhanh, 2 tháng nếu chậm.
 

honghacivil

Thành viên cơ bản
28/12/18
3
0
Theo quy định của Luật BHXH năm 2014, từ ngày 1/1/2018, người lao động có hợp đồng lao động từ 1-3 tháng trở lên phải tham gia BHXH bắt buộc, quy định mới sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải chỉ trả thêm một khoản kinh phí.

Giờ doanh nghiệp muốn tránh quy định phải đóng BHXH cho lao động có hợp đồng từ 1 - 3 tháng, thì áp dụng hình thức tránh đóng BHXH khi chuyển qua loại hình hợp đồng vụ việc, thuê khoán, khoán việc ...
 

oanhhoang

Thành viên cơ bản
16/5/13
35
3
Cách phân bổ thu nhập của NLĐ năm 2019 để giảm tiền đóng BHXH

Một là, việc phân bổ thu nhập của NLĐ cần phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế để đảm bảo được quyền lợi chính đáng của NLĐ. Mọi hành vi “lách luật” phân bổ thu nhập không đúng thực tế và pháp luật sẽ dẫn đến nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn đóng BHXH theo Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi năm 2017).

Hai là, trong năm 2019, có 10 khoản thu nhập tính đóng và 15 khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc, nên người làm công tác kế toán của doanh nghiệp cần phân bổ đúng thu nhập của NLĐ vào mục tương ứng (Tránh trường hợp, khoản thu nhập của NLĐ thuộc diện không tính đóng BHXH bắt buộc lại phân bổ vào khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc). Xem chi tiết tại bài viết Các khoản tính đóng và không tính đóng BHXH bắt buộc năm 2019.

Ba là, ví dụ về sự phân bổ thu nhập nhằm giảm mức đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ một cách đúng luật và phù hợp với thực tế.
Tổng thu nhập Không phân bổ thu nhập Phân bổ thu nhập hợp lý
Chị Nguyễn Thị A có tổng thu nhập là 8.500.000 đồng/tháng Nhiều doanh nghiệp, không phân bổ một cách hợp lý nguồn thu nhập này cho NLĐ, mà chỉ để chung một cột tiền lương: 8.500.000 đồng. Như vậy, tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc của chị Nguyễn Thị A là 8.500.000 đồng. Doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế và phân bổ nguồn thu nhập này cho NLĐ như sau:
  • Tiền lương: 7.000.000 đồng
  • Phụ cấp ăn giữa ca: 700.000 đồng.
  • Tiền hỗ trợ xăng xe: 300.000 đồng
  • Tiền hỗ trợ nhà ở: 300.000 đồng
  • Tiền hỗ trợ giữ trẻ: 200.000 đồng.
Như vậy, tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc của chị Nguyễn Thị A trong trường hợp này chỉ là 7.000.000 đồng. (Lưu ý: Nếu thực tế, chị Nguyễn Thị A còn có nhiều khoản không phải tính đóng BHXH bắt buộc thì kế toán cần phân bổ hợp lý thu nhập vào những khoản này).


Các khoản tính đóng và không tính đóng BHXH bắt buộc năm 2019, năm 2019 các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc và không tính đóng BHXH được thực hiện theo bảng sau:
Các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc
  • Tiền lương;
  • Phụ cấp chức vụ, chức danh;
  • Phụ cấp trách nhiệm;
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Phụ cấp thâm niên;
  • Phụ cấp khu vực;
  • Phụ cấp lưu động;
  • Phụ cấp thu hút;
  • Các phụ cấp có tính chất tương tự;
  • Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
  • Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012;
  • Tiền thưởng sáng kiến;
  • Tiền ăn giữa ca;
  • Khoản hỗ trợ xăng xe;
  • Khoản hỗ trợ điện thoại;
  • Khoản hỗ trợ đi lại;
  • Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;
  • Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;
  • Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;
  • Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết;
  • Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn;
  • Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động;
  • Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;
  • Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;
  • Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.


Nguồn
 

nhathauxaydunghcmcity

Thành viên cơ bản
Nói thật là bên mình đang nghiên cứu chuyển sang thể loại hợp đồng vụ việc, thuê khoán, khoán việc .... chứ tiền lương tháng tính đóng BHXH bắt buộc tối thiểu kể từ ngày 01/01/2019 là 4.180.000 đồng với Vùng I; 3.710.000 đồng với Vùng II, 3.250.000 đồng với Vùng III, 2.920.000 đồng với Vùng IV (Mức hiện hành lần lượt là 3.980.000 đồng, 3.530.000 đồng, 3.090.000 đồng, 2.760.000 đồng).
quá hớp
 

vincovina

Thành viên cơ bản
23/4/16
9
3
Theo mình biết thì chính VIN Group cũng đang "trốn" đóng bảo hiểm đầy đủ cho người lao động, ví dụ như lương thực lĩnh là 18 triệu, nhưng chỉ đóng cho mức lương 6 triệu, 12 triệu là tiền thưởng. Dĩ nhiên mức phí BHXH và BHYT phải đóng ở 2 mức lượng 6tr và 18tr là thỏa thuận giữa người thuê và người được thuê, đồng ý thì ký hợp đồng, không ai chèn ép ai hết. Người sử dụng lao động đầu có dí súng vào đầu người lao động bắt ký hợp đồng nếu không đồng ý.

Tất nhiên vấn đề này chỉ ảnh hưởng hầu hết với người lao động vị trí thấp, mức lương thấp thì mới bị ảnh hưởng, chứ các vị trí cao, lương thực tế trên mức của quy định đóng BHXH thì có lách các khoản như thế nào thì nó cũng vẫn cao hơn mức tối đa quy định 6 tháng lương tối thiểu vùng và vì ít công ty nào dám cơ cấu lương cơ bản 1 mà khoản phụ cấp lại là 5 là 10. Nhưng với công ty có hàng trăm đến hàng ngàn lao động thì đây lại là vấn đề rất lớn.

Bên mình trước kia cũng chủ trương làm đúng pháp luật (trách nhiệm của người sử dụng lao động ), nên không cạnh tranh lương được với các công ty khác khi tuyển dụng vì việc đóng full lương thì chi phí BHXH cao quá, nỗi ám ảnh mỗi lần trễ đóng là ngưng thẻ khám bệnh và dùng đủ biện pháp thu cho được ... khi trong công ty chỉ có một người đi viện. Sau đó thì cũng phải ăn ở theo thời, dù có người xin nghỉ làm vì nói họ mất quyền lợi sau này ...

Họ đâu biết cạnh tranh trên thị trường khắc nghiệt lắm, bài toán chi phí tính sai thì đi bằng đít, họ đâu biết rằng doanh nghiệp muốn thuân thủ, muốn đóng đàng hoàng vì rủi ro lớn nhất khi lách BHXH là của doanh nghiệp chứ không phải người lao động, nhưng nếu làm đúng rồi những công ty làm đúng lăn ra chết ( không cạnh tranh được), những công ty sống là những công ty thức thời, giảm bớt chi phí để cạnh tranh với những công ty khác chứ không đơn thuần là việc lấy đó làm lợi nhuận. Buộc doanh nghiệp ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Ngắn gọn hơn gọi là thích nghi.


Giờ có tình trạng người lao động đòi khoán gọn tất cho họ, họ muốn nhận full công khoán về đưa cho vợ chứ không muốn tham gia bảo hiểm và bị trừ hàng tháng, lý do là chi phí BHXH và BHYT phải nộo hàng tháng, gặp tháng nào ít việc công khoán thấp mà trừ khoản này thì đói. Dù giải thích quyền lợi họ sẽ được hưởng, nhưng đều không tin là họ sẽ được hưởng xứng đáng những gì họ đóng sau khi về hưu khi mà quỹ BHXH cứ liên tục nướng tiền vào những phi vụ làm ăn ngoài ngành rồi lọt vào túi riêng ai đó, sau đó thì cứ tăng phí và tìm cách kéo dài thời gian đóng BHXH để trì hoãn trả tiền cho người lao động. Họ thắc mắc tại sao phí đóng BHXH càng ngày càng tăng ? Độ tuổi nghỉ hưu càng ngày càng cao ? BHXH gọi suốt nhưng họ không ký Hợp đồng lao động nên đóng BH được.

Nói chung, người am hiểu thì nhận thấy đóng BHXH là canh bạc rủi ro cho cả chủ DN và người lao động nên chẳng thà vẫn đóng theo quy định nhưng phần thực tế nhận thì vẫn theo thỏa thuận, sẽ cố gắng áp dụng tuân thủ mềm dẻo. Tuân thủ là việc đương nhiên để tồn tại trong vòng pháp luật nhưng tuân thủ có sự mềm mại biết những chỗ phải làm để phù hợp cho lợi ích của cả công ty và NLĐ.
 

FBCN

Thành viên cơ bản
30/1/16
17
15
Có thể tham khảo mô hình khoán việc theo hình thức cộng tác viên theo luật dân sự 2015 - hoặc hợp đồng không trọn thời gian (hợp đồng làm việc ngoài giờ hành chính) theo luật lao động 2012 với những nhân sự đã đóng bảo hiểm xã hội - rủi ro lớn nhất là việc với thuê những nhân sự đã đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề thuế thu nhập cá nhân.


Một hình thức để giảm chi phí đóng bảo hiểm xã hội là tìm cách loại trừ được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương (bắt buộc phải đóng BHXH) - “lách” luật bằng cách trả lương theo hiệu quả công việc_Key Performance Indicator (KPI), trong hợp đồng lao động chỉ quy định lương “cứng” bằng hoặc cao hơn một ít với lương tối thiểu vùng với mức công việc mà người lao động dễ dàng đạt được.

Quy định trường hợp người lao động làm vượt chỉ tiêu KPI sẽ được thưởng khoản tiền tăng thêm. Khoản thưởng này về lý thuyết thì không mang tính định kỳ, ổn định mà căn cứ vào tình hình thực tế; song thực tế thì khoản thưởng này mang tính chất cố định hàng tháng (thường gấp đôi, gấp ba hoặc thậm chí nhiều hơn vì ngay từ đầu doanh nghiệp đã cố tình đặt chuẩn KPI ở mức thấp, chuẩn KPI thông thường chỉ bằng 25%, 30% hoặc 40%... năng lực mà người lao động có thể làm được).

Nghĩa là tiền hiệu quả làm việc theo kết quả đạt được từ KPI được ghi trong HĐLĐ là phụ cấp lương hoặc các khoản bổ sung. Khoản tiền hiệu quả công việc này nếu không xác định được mức tiền cụ thể và không trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thì không thuộc khoản phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTN, BHTNLĐ-BNN.
 

SonKTXD

Thành viên cơ bản
Đọc bài báo này mới uất ức

"Với doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng tôi, chuyên về hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải, xây dựng các công trình giao thông công cộng, với hơn 150 lao động, mỗi tháng phải đóng các khoản chi phí về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động... gần 400 triệu đồng. Đây là một khoản không hề nhỏ.

Kể từ khi diễn ra dịch bệnh, nhiều công trình phải tạm ngừng thi công. Một số công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chủ đầu tư vẫn chưa giải ngân, kéo theo đó là tình trạng chậm lương người lao động, chậm nộp các khoản BHXH. Đây là điều nằm ngoài mong muốn của doanh nghiệp.

Đáng nói là do việc chậm nộp trên mà tất cả mọi chế độ của người lao động không được giải quyết, thậm chí chiếc thẻ bảo hiểm y tế của người lao động cũng bị cơ quan bảo hiểm khóa lại, nhiều người lao động khi ốm đau không được bảo hiểm chi trả chi phí khám chữa bệnh.

Với nhiều doanh nghiệp, việc cố không sa thải nhân viên, chậm nộp các khoản tiền chế độ về BHXH trong thời điểm "nhạy cảm" này là bất khả kháng. Đời sống của người lao động đã khó khăn nay lại không thể cầm chiếc thẻ bảo hiểm y tế của mình đi khám chữa bệnh là điều đáng sợ nếu chẳng may họ bị bệnh."

 
  • Like
Reactions: NongVanDong
Thì đúng nghĩa đang ép sa thải người lao động chứ còn gì nữa

Muốn tạm dừng đóng bảo hiểm, phải sa thải thêm người lao động

Chưa kịp mừng với chính sách tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội trong tình hình khó khăn vì dịch bệnh Covid-19 thì các doanh nghiệp phải dở khóc dở cười với điều kiện kèm theo.


Sa thải 50% lao động mới được hưởng gói hỗ trợ bảo hiểm xã hội

TTO - Việc chỉ giãn thời gian đóng bảo hiểm với doanh nghiệp cắt giảm từ 50% lao động khiến nhiều doanh nghiệp nỗ lực giữ công nhân bức xúc vì bị "ra rìa"

 
  • Like
Reactions: NongVanDong
Trình độ soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật ở Việt Nam tuy được cải thiện đáng kể gần đây, nhưng vẫn không bám kịp nhu cầu cuộc sống. Luật Bảo hiểm Xã hội hiện hành quy định chỉ giãn thời gian đóng bảo hiểm với doanh nghiệp phải cắt giảm từ 50% lao động, vì thế các hướng dẫn không được vượt qua quy định trong luật. Do tình hình hiện nay, Bảo hiểm Xã hội và Bộ LĐTB&XH đang đề xuất giảm xuống, nhưng Quốc hội chấp thuận mới có thể áp dụng được.

Do vậy cái cần nhất giờ là đến kỳ bầu cử Quốc Hội hãy làm chủ lá phiếu của mình, gạch thẳng tay mấy ông bà tương lai sẽ làm nghị rau muống.
 
Lưu ý là một số nước có mức đóng cao hơn Việt Nam như mức đóng cao nhất là Singapore là 37%, Trung Quốc là 38,5% và Ấn Độ là 35%. Đồng thời, việc tính toán chi phí đóng BHXH giữa các nước có sự khác nhau, cụ thể ở Việt Nam là người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp vào quỹ BHXH để thực hiện chế độ BHXH cho người lao động. Một số nước như Indonesia, Malaysia và Singapore thì việc thực hiện các quyền lợi ốm đau, thai sản, thất nghiệp đối với người lao động phụ thuộc vào chi phí của người sử dụng lao động, do đó khoản chi phí trên không được tính toán vào chi phí đóng BHXH.

Với doanh nghiệp nào thâm dụng lao động thì đều méo mặt vì BHXH cả nên cứ phải là là ở ống thì dài, ở bầu thì tròn
 
Bộ Luật Lao động 2019 có hiệu lực 1/1/2020 bỏ quy định về Hợp đồng lao động thời vụ, có nghĩa là không được ký hợp đồng lao động thời vụ với công nhân, các ACE mảng xây dựng nên chủ yếu sử dụng lao động thời vụ ==> chỉ còn HĐLĐ xác định thời hạn dưới 36 tháng và HĐLĐ ko xác định thời hạn, thế thì tất cả các lao động thời vụ phải đóng BHXH, toang

Chúng tôi sẽ cung cấp giải pháp thích hợp cho ACE