Tổng hợp thảo luận tất tần tật về tuyển dụng nhân sự

Sự thật mất lòng, giờ đăng tuyển dụng trên Facebook hiệu quả hơn .... trừ trường hợp cộng đồng xây dựng có chính sách gì đó đặc biệt.

Tại sao, vì nếu có ứng viên nộp hồ sơ trực tuyến thì cũng không ảo vãi như thông tin mà các ứng viên kê khai trên các website tuyển dụng.

Tiếp nữa là các doanh nghiệp cũng dị ứng các trang rao vặt tuyển dụng quảng bá là miễn phí, vì đăng xong toàn bị nhân viên gọi mời đăng các tin trả phí dù quảng bá là miễn phí .... cộng đồng xây dựng phải có chính sách gì đặc biệt để đảm bảo các doanh nghiệp không dị ứng.
Bạn có thể đọc bài báo này

Tuyển dụng trên Facebook: “Con dao hai lưỡi” không dễ dùng

Rõ ràng thì đăng tuyển trên FB miễn phí (hoặc chi phí thấp - đăng post xong chạy quảng cáo) và dễ tiếp cận với nhiều người, tuy nhiên trừ trường hợp bạn là người có ảnh hưởng với cộng đồng mạng - còn không thì mình thấy chỉ có ưu điểm duy nhất

Dễ khai thác thông tin ứng viên
Qua Facebook, nhà tuyển dụng có thể “định vị” ứng viên từ nguồn người quen nằm trong danh sách bạn bè của họ. Việc họ kết thân với ai cũng nói lên rất nhiều về tầm ảnh hưởng và khả năng xã giao của ứng viên. Thông qua trang cá nhân, nhà tuyển dụng có thể khai thác được rất nhiều thông tin từ ứng viên, đây là nguồn thông tin vô giá giúp bạn đánh giá được ứng viên ngoài hồ sơ cá nhân của họ.

Còn lại thì đúng như nội dung bài báo,
Không có điểm nhấn

Miễn phí, dễ sử dụng, nhiều người dùng có vẻ đã biến Facebook thành một kênh tuyển dụng đại trà. Hãy tưởng tượng bạn đang đọc một tờ báo, trên đó có vô vàn vị trí việc làm và bài đăng của bạn nằm trong số đó, không có nhiều điểm nhấn, không có quá nhiều điểm khác biệt, nhìn qua thì ai cũng như ai. Điều đó có thể khiến người đọc không nhận ra đúng giá trị việc làm của bạn.

Khó xác thực thông tin

Bạn chỉ cần một cái nick và một thông tin tuyển dụng, như vậy bạn đã có thể tự gọi mình là nhà tuyển dụng. Điều này tạo nên kẽ hở cho kẻ gian lợi dụng thông tin của bạn để thực hiện những mục đích không tốt, phổ biến hiện nay như các tổ chức đa cấp. Người tìm việc sẽ đề phòng hơn, đặt nghi vấn nhiều hơn, lo ngại nhiều hơn với nguồn tin trên Facebook, làm giảm tính hiệu quả của hoạt động tuyển dụng.

Bài đăng dễ bị trôi

Nhu cầu tuyển dụng ngày càng nhiều, có quá nhiều người đăng tin trong một khoảng thời gian ngắn. Sau 15 phút đăng tin, bài viết của bạn có thể đã lạc trôi về cuối trang, thậm chí mất hút là hiện tượng bình thường ở các group tuyển dụng hiện nay. Và người đọc, họ luôn đọc từ trên xuống dưới, không ai đọc từ dưới lên đâu. Vì thế, các ứng viên cũng khó tiếp cận với bài đăng của bạn hơn.

Bài đăng dễ bị spam

Bài viết của bạn dễ trở thành mục tiêu spam của nhiều nhà tuyển dụng khác. Thay vì là những bình luận trao đổi của ứng viên về công việc, bạn sẽ đọc hàng loạt các tin tuyển dụng của nhiều công ty khác nhau trên bài viết của bạn. Và trong nhiều trường hợp, các tin spam đã cướp đi nguồn ứng viên của bạn.

Theo mình thì nên kết hợp cả 2, đăng trên website tuyển dụng chính thống , xong đó đăng lên FB.

Ai chưa biết cách thì đọc bài này
Cách tuyển dụng, tìm việc nhanh trên Facebook
 
Việc tuyển dụng qua FB hiệu quả hay không hiệu quả thì phụ thuộc vào HR và chính sách lương thưởng của công ty. Tuyển dụng qua mạng xã hội thì từ lâu HR của các công ty đa quốc gia đã sử dụng mạng xã hội Linkedin rồi.

Tất nhiên thì mạng xã hội Linkedin bản chất khác hẳn tả pí lù Facebook, LinkedIn chỉ tập chung vào đối tượng người sử dụng là các doanh nghiệp, hoặc các cá nhân chuyên nghiệp có nhu cầu kết nối tìm việc và tuyển dụng.
Ghi nhận đóng góp của @hoanhu
Nhưng có lẽ nên dùng thử rồi cho ý kiến, chứ phang sấp mặt nhau mà chưa sử dụng qua thì e rằng khiên cưỡng quá.
Các thảo luận về tuyển dụng nhân sự không liên quan đến trang tuyển dụng https://vieclam.congdongxaydung.vn/ thì xin mời qua đây
Tổng hợp thảo luận tất tần tật về tuyển dụng nhân sự
Mình thấy hiện cộng đồng xây dựng nên đi theo hướng LinkedIn, bằng cách thành lập các nhóm nghề nghiệp, nhưng cách như thế nào thì mình biết mình làm rồi

Mấy trang rao vặt việc làm đều có tựu trung chung hồ sơ ứng viên hầu hết đều ảo vãi luôn .... nhưng nếu thích để thì kệ
 
Mình không bao giờ tuyển nhân viên chém gió tốt trên mạng xã hội, đơn giản thôi, thời gian có hạn - ngữ có việc làm thì tối mặt - thời gian đâu chém gió - ngữ chém gió tốt toàn ngữ thùng rỗng kêu to.
 
Mình không bao giờ tuyển nhân viên chém gió tốt trên mạng xã hội, đơn giản thôi, thời gian có hạn - ngữ có việc làm thì tối mặt - thời gian đâu chém gió - ngữ chém gió tốt toàn ngữ thùng rỗng kêu to.
Đồng ý, với MXH luôn luôn là
Đang du lịch nước ngoài nha
TNtUi0m.jpg

nhưng thực ra thì là
umQ7xCC.jpg

89m1zU6.jpg
 
Hiện nay chúng tôi cũng đã lập thêm Group, mọi người sau khi đăng tin trên vieclam.congdongxaydung.vn
xong có thể share tin trên Group này
 
  • Like
Reactions: XuanToanArtbuild
Theo mọi người trang tuyển dụng nào hay nhất hiện nay?
Đọc bài này
Không biết cò nhân sự còn có công nghệ gì nữa
 
Hiện nay dù tuy thấy đài báo, truyền hình, người này người nọ kêu thất nghiệp ầm ầm, cỡ vài trăm nghìn sinh viên ra trường chưa có việc, nào là xin việc khó khăn, phải có quan hệ và tiền thì mới có việc, rồi thì mất đống tiền mới xin được việc nhưng khi làm thì hoặc làm chân lon ton pha trà nước hoặc làm như trâu như chó với mức lương ba cọc ba đồng ... nhưng sự thật thì tuyển dụng dạo này khó khăn thật.

Mỗi lần cần tuyển người, đăng thông tin lên hàng chục website rao vặt tuyển dụng, nhưng gần như không nhận được cái ứng tuyển nào ra hồn, kể cả đăng lên vị trí VIP trên Vietnamworks , Careerbuiler ... còn thể loại như timviecnhanh , vieclam24h thì nói thật là hên xui may rủi. Mỗi ngày bỏ thời gian check email, lọc được vài chục cái hồ sơ, lại bỏ thời gian gửi email lẫn nhắn tin điện thoại mời phỏng vấn, nhưng chỉ dăm ứng viên phản hồi, đến ngày giờ hẹn phỏng vấn thì chỉ vài ứng viên có mặt. Còn đăng lên facebook, rồi đăng trong các group Việc Làm (kèm theo cả link từ các trang tuyển dụng) thì gần như không ai phản hồi, cuối cùng toàn tuyển dụng qua kênh bạn bè người thân giới thiệu. Qua đây, mình nảy sinh ý tưởng tại sao Cộng Đồng Xây Dựng nên triển khai một hình thức nào đó tương tự cái gọi là Đại Lý Việc Làm hay Môi Giới Việc Làm ?
 
Quy luật tuyển dụng xưa nay vẫn thế mà, nhà tuyển dụng cần người thì không tuyển được, người cần việc chạy lòng vòng nộp đơn thì không ai gọi. Tuy nhiên hiện nay giữa nhà tuyển dụng thuần Việt và người lao động Việt đang có sự khủng khoảng lòng tin với nhau, cùng một vị trí tuyển dụng cùng một đãi ngộ ... một doanh nghiệp nước ngoài chưa biết đầu cua tai nheo thế nào vẫn thu hút ứng viên nộp đơn hơn.

Hiện CJSC vẫn sử dụng careerlink.vn, vieclam24h.com, mywork.com ... cùng với quy trình tuyển dụng rõ ràng công khai trên wesite http://cjsc.vn/tuyen-dung/quy-trinh-tuyen-dung.htm nhưng thực sự thì cũng phải công nhận là mỗi vị trí phải sử dụng khá nhiều nhiều website, tốn hàng chục triệu, mà chẳng tuyển nổi người vừa ý, gần như xác lập tuyển vào phải tái đào tạo một thời gian mới bố trí công việc được.

Số lượng các CVs apply ngày qua các website rao vặt việc làm ngày càng ít, trong số các CVs đó, lọc ra chỉ đạt khoảng 10%, nhưng gạn đục khơi trong, mời khoảng 50% đến phỏng vấn, thi tuyển chuyên môn và ngoại ngữ (nếu cần), thì số có thể chấp nhận được đếm trên đầu ngón tay, nhưng vẫn thường xuyên phải bỏ tiền "oan nuôi các website tuyển dụng.

Dĩ nhiên nên chấp nhận một sự thật là người có năng lực có thất nghiệp đâu, nếu có một lời khuyên cho các doanh nghiệp nếu muốn tuyển dụng nhân sự có năng lức thì đừng kỳ vọng vào các website tuyển dụng. Cũng nên sử dụng các facebook group để loan truyền nhanh tin tuyển dụng đăng trên website nhà, ngoài ra cũng đang triển khai nhiều kênh tuyển dụng khác, nên hôm nay lạc vào diễn đàn này để chém gió, tiếc là trang https://vieclam.congdongxaydung.vn/ còn vắng quá và diễn đàn cũng quá ít thành viên truy cập.
 
  • Like
Reactions: DUYHADEV
Qua đây, mình nảy sinh ý tưởng tại sao Cộng Đồng Xây Dựng nên triển khai một hình thức nào đó tương tự cái gọi là Đại Lý Việc Làm hay Môi Giới Việc Làm ?
Qua ý kiến của @DUYHADEV mình thấy rõ doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp nhỏ hay siêu nhỏ :D , mình có vài dòng

1. VỀ TUYỂN DỤNG NÓI CHUNG

Xưa đến này thì đối với các doanh nghiệp SMEs thì đa số đều gặp khó khăn trong quá trình tuyển dụng. Chỗ trống cần nhiều lại không tìm thấy ứng viên ... 4 vướng mắc lớn nhất rất khó tìm lời giải với SMEs. Lý do thì

1.1 Thứ nhất là Lương Thưởng, đây là điểm cốt lõi với người lao động
Lý do chính dẫn đến sự khó trong tuyển dụng của những doanh nghiệp SMEs là chế độ lương thưởng. Bởi doanh nghiệp còn nhỏ, hoạt động có thể chưa ổn định cùng với chế độ lương thưởng thấp có thể khiến cho nhân sự nản chí. Họ sẽ cảm giác điều mình làm nhiều hơn so với thứ mình nhận lại vì vậy dễ rời bỏ công việc. Hơn nữa, hiện nay nhiều công ty mọc lên, việc tìm kiếm cho mình một cơ hội mới của nhân viên vẫn là điều họ luôn tìm kiếm. Nếu chế độ lương thưởng quá thấp có thể khiến họ rời bỏ và doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong vấn đề nhân sự.​
1.2 Quan điểm của người lao động
"Một miếng giữa làng bằng một sàng trong bếp" ăn sâu vào nếp nghĩ của người Việt, nên mới có chuyện đua nhau vào làm nhà nước, đua nhau thi vào ngành công an , hải quan ... thì được làm việc trong các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp lớn vẫn oai hơn là làm ở các doanh nghiệp SMEs - phải làm đủ thứ hầm bà lằng chứ không phải chuyên một món như doanh nghiệp lớn. Vì vậy người lao động sinh ra phản ứng tự vệ, thà rằng làm một công việc vất vả đơn điệu nhưng được danh chuyên nghiệp chứ không muốn một công việc cái gì cũng đến tay tại các SMEs. Bởi chính quan niệm này khiến nhiều người không coi trọng việc làm tại các SMEs, họ cảm thấy công việc tại các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp lớn “oai hơn” “ngầu hơn” và do đó các SMEs rất khó tuyển người. Tuyển đã khó rồi nhưng giữ được lại càng khó hơn, hoặc có thể nhân viên lại không làm đúng năng lực của mình. Mọi thứ vẫn là bài toán khó đối với các doanh nghiệp SMEs.​
1.3 Chính sách của công ty
Đối với những công ty SMEs, nhiều chính sách vẫn chưa hoàn thiện, khiến nhân sự không phục với chế độ đãi ngộ, hay lương thưởng. Bên cạnh đó, điều họ quan tâm nhất là lộ trình thăng tiến, không ai muốn làm việc và cống hiến nhưng không biết rằng những điều đó mình có thể đạt được những gì. Giữa nhiều cơ hội và lựa chọn cho nhiều công ty hiện nay, việc họ từ bỏ công việc mình đang làm để tìm kiếm nơi mới hoàn toàn dễ dàng. Chính vì vậy, việc phát triển một chính sách phù hợp, khen thưởng rõ ràng sẽ khiến cho nhân sự có niềm tin và cống hiến.​
1.4 Quy trình tuyển dụng
Đối với những công ty lớn, nhờ vào thương hiệu lâu năm cùng với môi trường làm việc được đánh giá chuyên nghiệp khiến nhân sự ồ ạt nộp đơn, việc tìm kiếm nhân sự không quá khó. Nhưng ngược lại đối với SMEs, quy trình tuyển dụng thường chỉ đơn giản là kiểm tra năng lực nhân viên thông qua phỏng vấn. Nếu nhân viên cần thêm gì thì hỏi tuy nhiên vẫn không thể cung cấp được nhiều thông tin. Tuy nhiên, có một điểm yếu là người tuyển dụng đôi khi không chuyên nghiệp để có thể hiểu rõ được vị trí đó như thế nào nhằm trả lời tốt cho ứng viên ngay vòng đầu nộp CV. Do đó, đây cũng là một trong những điểm trừ gây khó khăn cho việc tuyển dụng.​

Trên đây là 4 điểm gây khó khăn khi tuyển dụng nhân sự của công ty SMEs. Nhận sự không thiếu nhưng đạt yêu cầu thì lại không nhiều. Tuyển được rồi còn phải có chính sách để giữ chân nhân viên với công ty lâu nhất có thể. Bởi chi phí tìm kiếm người mới và đào tạo mới nhiều hơn và khó khăn hơn so với nhân viên đã am hiểu và có kinh nghiệm.

PHƯƠNG THỨC TUYỂN DỤNG

Tuyển dụng trực tiếp hiện nay là kênh duy nhất hiệu quả với các SMEs (Small and Medium Enterprise - Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ :D). Bản chất của MÔI GIỚI VIỆC LÀM như bạn đã đề cập thì chung quy chia làm 3 loại:
1. Môi giới lấy tiền từ nhà tuyển dụng (thường là các công ty môi giới )
Hiện tại thì tìm được công ty môi giới cam kết "bắn súng không nên phải đền đạn" . Hầu như không công ty nào dám cam kết chuyện này, hầu hết là chỉ thuyết phục sao cho nhà tuyển dụng tin vào uy tín của công ty, để chấp nhận người mà công ty giới thiệu. Rồi cố gắng thuyết phục nhà tuyển dụng trả hoa hồng cho họ theo mức nhất định, vì thường khi nhận được 1 công việc họ muốn bảo đảm các ứng viên được nhận với mức lương mà nhà tuyển dụng đã đăng, cho nên nếu không thương lượng tiền công môi giới thì họ lấy gì để sống!? (nghề môi giới là công việc của họ cơ mà).​
Ở chiều ngược lại, do phải trả tiền, các doanh nghiệp hiếm như vừa lòng với sự tiến cử của công ty môi giới, và ở một gọc nào đó thì các công ty SMEs cũng thường tìm cách bẻ cò, xù tiền công ty môi giới.​
Ở đây không lạm bàn đến chuyện một dạng lao động nô lệ, tức là người sử dụng lao động trả tiền cho môi giới để "mua" người lao động, sau đó bằng đủ hình thức để giam lỏng người lao động và vắt kiệt sức của họ.​

2. Môi giới lấy tiền từ ứng viên
Cái này hay gọi là chó cắn áo rách, bát nháo cái này thì nhiều lắm rồi, từ xuất khẩu lao động đến cho đến lao động tự do ở nước ngoài, cho đến tại trong nước, dịch vụ giới thiệu việc làm đầy rẫy chuyện treo đầu dê bán thịt chó. Người lao động không chỉ mất chi phí để có việc làm, người lao động còn bị sang nhượng và bóc lột tiền công.​
Vì nhăm nhăm lấy tiền từ người lao động, môi giới sẽ hỏa mù thông tin nhà tuyển dụng, rõ ràng là kiểu này chỉ phù hợp với chụp giật treo đầu dê bán thịt chó. Cho dù người sử dụng lao động ngay tình muốn rõ ràng các thỏa thuận về điều kiện tuyển dụng, điều kiện làm việc, thu nhập... nhưng sử dụng dịch vụ miễn phí, thì không thể đòi hỏi môi giới tử tế được - vì miếng cơm manh áo môi giới sẽ phải lường gạt thôi. Những chiêu trò lừa đảo trong môi giới tuyển dụng việc làm thì nhiều nhiều lắm.​

3. Môi giời không lấy tiền từ ai cả
Muốn vậy người sử dụng lao động phải có có network đủ lớn và đa dạng, như vậy mỗi lần tìm nhân sự phải gọi điện alo khắp nơi, nhưng không dễ một sớm một chiều có người liền - trừ tuyển dụng sinh viên mới ra trường. Còn tham gia LinkedIn , thì không phù hợp cho các SMEs , nói thật cỡ như VINGROUP chắc cũng không dám chọn nhân sự trên LinkedIn vì ảo quá.​

Do vậy muốn tuyển dụng thì tốt nhất chính danh công ty, do chính công ty đăng tin tuyển, nhận hồ sơ và xét duyệt thì mới tìm được ứng viên thích hợp.
 
  • Like
Reactions: vieclam
Mình có lượm lặt vài dòng do cái vụ tuyển dụng này

Tuyển dụng là một quá trình công phu để tìm kiếm những ứng viên phù hợp, người tuyển dụng cần có những bước đi cẩn thận để nắm bắt những ứng viên tiềm năng, đừng tuyển dụng khi chưa hoạch định được phương hướng. Nhà tuyển dụng cần luôn vận động để tìm cho được ứng viên phù hợp, đừng đổ lỗi cho bất kỳ nguyên nhân nào giới hạn khả năng tuyển dụng của mình, xác định mình thiếu gì, cần gì để điều chỉnh cho phù hợp hơn. Mục tiêu của tuyển dụng là tuyển được người phù hợp, đừng đi xa mục tiêu đó.

1. Mỗi quyết định tuyển dụng tùy vào vị trí cần tuyển dụng mà có từng chính sách tuyển dụng phù hợp:

- Tuyển người thay thế vị trí nhân sự đã nghỉ việc (hay sắp nghỉ việc): nếu những công việc mà vị trí đang trống hay sắp trống mà những nhân sự hiện tại có thể đảm đương trong ngắn hạn hoặc có thể đảm đương (choàng thêm) thì rõ ràng kênh tuyển dụng qua "môi giới không mất phí" (người quen, bạn bè, đồng nghiệp ....) rõ ràng là ưu thế hơn so với đăng tuyển trực tiếp trên các trang tin tuyển dụng, facebook và LinkedIn. Vì khi đó cái mà người sử dụng lao động cần nhân sự mới tương đối phù hợp với vị trí đang khuyết. Nếu vị trí này cần tuyển gấp thì buộc phải tổng động viên tất cả nguồn có thể tuyển dụng.​

- Khác với tuyển người cho khối lượng công việc nhiều hơn: rõ ràng đã có team sẵn , thì chỉ cần các nhân sự trẻ có học vấn khá, các trang tin tuyển dụng ưu thế hơn nếu đưa thông tin chi tiết tuyển dụng, có thể kết hợp facebook để chạy link tuyển dụng.​

- Với tuyển người cho công việc mới , cái này cần phải xác định rõ là cần người tiềm năng trẻ hay cần người có kinh nghiệm, cùng với thời gian đào tạo hay chuyển giao cho người mới , tùy vào đó mà chọn "môi giới không mất phí" hay đăng tuyển trực tiếp trên các trang tin tuyển dụng.​
Đau đầu nhất là với các SMEs là hay dính vào cái gọi là tuyển dụng gấp, vì thường không có nguồn nhân lực dự phòng, mỗi vị trí nhân sự đều fix với công việc, dù biết tuyển gấp là một sai lầm trong tuyển dụng, hiếm khi may mắn có ngay người cần, thường sẽ trả giá đắt vì vừa tìm người không phù hợp, vừa mất chi phí, mất thời gian của nhà tuyển dụng và của ứng viên đó, tồi tệ hơn nữa là phần chi phí bỏ ra cho nhân sự không phù hợp không hề nhỏ, ở đây không nói về chi phí tuyển dụng hay chi phí lương, mà là chi phí giải quyết những hậu quả mà những nhân sự không phù hợp mang lại.

Theo mình các SMEs thà không tuyển người còn hơn tuyển nhầm. Mình có anh bạn làm thầu công trình, vì nóng lòng muốn khởi công sớm để tránh thời gian mưa bão ... liên tục trả giá sai lầm từ tầng hầm cho đến tầng 3, thay đổi nhân sự xoành xoạch, liên tục phải phá bỏ phần bê tông hư hỏng do lỗi ván khuôn và lỗi đổ bê tông. Kết cục là tiến độ thi công trễ mất 3 tháng và lỗ thì khủng khiếp. Trong cơn bí bách, mình khuyên nên xin chủ đầu tư tạm dừng 1 tháng để tổ chức lại nhân lực. Sau khi tổ chức lại được nhân lực thì từ tầng 4 đến tầng 12 xuôi chèo mát mát và tổng thể công trình không bị trễ.

Theo mình thì doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng đừng vì sự tác động từ đối tác, từ khách hàng, từ ngay nhân sự nội bộ của mình mà nóng lòng tuyển gấp tuyển bừa. Tuyển dụng cần có thời gian, và người phụ trách tuyển dụng cũng phải dành một khoản thời gian nhất định trong ngày cho công tác tuyển dụng, tuyển dụng không phải một sớm một chiều là tìm được nhân sự vừa ý, do vậy không nên nản lòng. Xác định được mục tiêu tuyển dụng thì cần phải giữ nguyên lập trường về mục tiêu đã đặt ra, trừ phi tuyển công nhân đào đất hay vác gạch - khi có thể kiểm soát được khối lượng.

Một vấn nữa là chi phí dành cho tuyển dụng, đăng tin website nào, vị trí nào , nhờ môi giới như thế nào , có cần chạy quảng cáo trên Facebook hay không ... cũng phải cân nhắc. Bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng mong muốn chi phí quyển dụng thấp và tuyển được người phù hợp. Nhưng trước thực trạng “chảy máu” nhân tài như hiện nay, chi phí tuyển dụng ngày càng tăng lên, gây áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp.

Và tiếp tục ở mục này đây là bộ phận tuyển dụng sẽ gồm những ai, quy trình tuyển dụng như thế nào. Làm sao để nhận biết ứng viên có đủ kỹ năng, kinh nghiệm làm việc ? Ai sẽ là người lọc hồ sơ ứng viên theo từng bước (lọc thô, lọc tinh ...) và tiêu chí lọc hồ sơ như thế nào ? Ai sẽ là người đầu tiên liên hệ với ứng viên, ai sẽ là người tiếp xúc cuối cùng với ứng viên và quyết định chọn ứng viên ? Khung thời gian của quy trình tuyển dụng như thế nào ? Hạn chế phỏng vấn quá nhiều bước trong nhiều ngày, vì dễ dàng bỏ lọt ứng viên tiềm năng, vì trong thời gian đó họ cũng đã có thể tham dự ứng tuyển ở nơi khác.

Cuối cùng là bộ câu hỏi dành cho ứng viên (tạm gọi là phỏng vấn sơ bộ) - bộ câu hỏi xác minh thông tin ứng viên - gửi cho ứng viên điền vào (gửi qua email) để ứng viên gửi trước cho người liên lạc đầu tiên. Xác minh thông tin ứng viên là bước quan trọng trước khi chính thức gặp gỡ phỏng vấn, do vậy nhà tuyển dụng cần phải hiểu thêm nhiều hơn về ứng viên hơn là những gì họ cho nhà tuyển dụng thấy, bởi vậy hãy chuẩn bị thật kĩ lưỡng.

Tại sao phải có bộ câu hỏi dành cho ứng viên trước khi phỏng vấn chính thức, vì trong hồ sơ và các vòng phỏng vấn, các ứng viên tự nói về mình. Tham chiếu thông tin trong bộ câu hỏi xác minh thông tin ứng viên có thể cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin khách quan hơn về ứng viên. Trước khi phỏng vấn ứng viên đã đi làm, có thể cân nhắc việc xác minh thông tin ứng viên qua lãnh đạo cũ, đồng nghiệp hoặc những đối tác cũ của họ (ví dụ: khách hàng). Một vài mục đích của việc xác minh thông tin ứng viên:
  • Đảm bảo nhà tuyển dụng đang nhận được thông tin chính xác. Hãy xác minh lại những thông tin ứng viên đưa vào hồ sơ như: những công việc trước đây, chức vụ và trách nhiệm, thời gian làm việc...
  • Nắm được kinh nghiệm làm việc trước đây của ứng viên. Hiểu được các ứng viên đã vận dụng kỹ năng của họ như thế nào trong công việc từ những người đã làm việc trực tiếp với họ.
  • Biết được ứng viên làm việc với người khác thế nào. Dựa vào bảng tham chiếu thông tin để tìm hiểu về mối quan hệ trong công việc của ứng viên với người quản lý, đồng nghiệp, cấp trên trực tiếp và khách hàng cũ.
  • Phát hiện những điểm không tốt. Tham chiếu thông tin có thể giúp nhà tuyển dụng phát hiện những hành vi không tốt trước đó của ứng viên. Hãy sử dụng thông tin này để đưa ra quyết định có nên dành vị trí cho ứng viên đó hay không.
Tùy theo từng doanh nghiệp và vị trí tuyển dụng sẽ có nội dung bộ câu hỏi xác minh thông tin ứng viên khác nhau, sẽ đề cập ở các bước tiếp theo.
 
2. Việc tuyển nhân sự cần có kịch bản và đạo diễn, do vậy cần phải liệt kê những gì cần phải có trước khi tìm kiếm ứng viên.

Nhà tuyển dụng cần liệt kê chính xác điều cần ở ứng cử viên, người sẽ trở thành nhân viên tương lai là gì? Đặc biệt phải rõ ràng những yêu cầu nào bắt buộc phải có, những yêu cầu nào có thì tốt, và để làm tốt việc này thì những người có liên quan (bộ phận chuyên môn, bộ phận hành chính, ban giám đốc .... ) cần phải thống nhất lại những kỹ năng đó.

- Ví dụ về “Yêu cầu bắt buộc”, thường là những yêu cầu liên quan trực tiếp và cần thiết cho công việc
  • Trình độ chuyên môn
  • Số năm kinh nghiệm
  • Chứng chỉ hành nghề
  • Có trách nhiệm trong công việc
  • Chịu được áp lực cao trong công việc
  • Khả năng quản lý thời gian
  • Làm việc tại văn phòng hay công trình
  • Đi công tác như thế nào
  • ...
- Ví dụ về “Yêu cầu có thì ưu tiên cao", thường là những yêu cầu bổ trợ cho kỹ năng chính.
  • Khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm
  • Kỹ năng hỗ trợ liên quan đến kỹ năng chính
  • Khả năng tìm hiểu tốt (đặc biệt sử dụng internet)
  • Khả năng tự học hỏi cao
  • Khả năng trình bày, báo cáo
  • Khả năng về ngoại ngữ
- Ví dụ về các yêu cầu khác:
  • Giới tính có cần không?
  • Độ tuổi trong khoảng nào là phù hợp?
  • Hộ khẩu
  • Độc thân hay đã lập gia đình
  • ....
Liệt kê càng nhiều càng tốt, sau đó chọn lọc lại, chọn cho đến khi nào có được danh sách những yêu cầu cần và đủ là được, nhớ là cần và đủ thôi, đừng liệt kê nhiều quá mà không chọn được người cần tuyển, mục tiêu là tuyển người làm được việc, chứ không phải tuyển một “siêu nhân”.
 
  • Like
Reactions: XuanToanArtbuild
3. Định hình mô tả công việc cần tuyển

Nội dung mô tả công việc phải phù hợp để tuyển được đúng người, phải thể hiện rõ công việc và đặc điểm tính cách phù hợp với vị trí cần tuyển dụng, phải định hình nền tảng thông tin tuyển dụng và có thể thu hút được những người phù hợp để ứng tuyển. Nội dung mô tả công việc phải thể hiện như cơ hội đầu tiên để có một ấn tượng tốt về nhà tuyển dụng, giúp ứng viên định hình được nhanh chóng nội dung tuyển dụng đồng thời tạo điều kiện cho nhà tuyển dụng tương tác với ứng viên khi phỏng vấn.

Dĩ nhiên thì cần thảo luận với người phụ trách có chuyên môn, ghi lại cẩn thận những công việc mà nhân viên ở vị trí cần tuyển hiện nay đang làm những công việc gì? Ghi cả những công việc kỳ vọng của người có chuyên môn dành cho nhân viên ở vị trí cần tuyển đó, tổng hợp lại thành một bản mô tả công việc ngắn gọn, đầy đủ và đúng với công việc hiện tại:
  • Nhiệm vụ công việc: Công việc đó sẽ làm cụ thể những gì?
Hãy nêu chi tiết cụ thể của công việc đang cần ứng viên bắt đầu với tiêu đề công việc – đây là thứ cần được mô tả công việc (“kỹ sư xây dựng làm chỉ huy trưởng công trình cao tầng ở Hà Nội” sẽ tốt hơn là “chỉ huy trưởng công trình”). Dưới đó đưa ra một bản tóm tắt về trách nhiệm khi nhận công việc cũng như danh sách các nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện. Một mô tả công việc mơ hồ hoặc không chính xác sẽ khiến nhà tuyển dụng gặp khó khăn để tìm được một ứng viên phù hợp với công việc.​

  • Kinh nghiệm làm việc: Cần những nền tảng cơ bản nào để có thể làm công việc này?
Đúng chuyên ngành, có hiểu hiết về công việc, có nền tảng chuyên môn, các chứng chỉ chuyên nghiệp,… là những điều quan trọng giúp nhà tuyển dụng có thể sàng lọc những ứng viên nộp hồ sơ. Nhà tuyển dụng cũng nên định rõ thời hạn kinh nghiệm và trình độ mà ứng viên nên có. Ví dụ, ứng viên có cần kinh nghiệm trong lĩnh vực của cần tuyển dụng hay không? Những kỹ năng nào có thể chuyển đổi từ ngành khác?​

  • Kỹ năng: Ứng viên cần phải có những kỹ năng cần thiết nào?
Những kỹ năng yêu cầu sẽ được đưa ra dựa trên những nhiệm vụ mà công việc yêu cầu và đánh giá những kỹ năng cần thiết để có thể hoàn tất những nhiệm vụ đó. V​

  • Phương thức: Ứng viên sẽ hoàn thành công việc như thế nào?
Cách một người làm việc cũng quan trọng như những gì họ làm. Một ứng viên phù hợp là một ứng viên phù hợp với văn hóa công ty và phù hợp với đội ngũ nhân viên đang có. Một người phát triển với năng lực vượt trội hơn người khác sẽ không thể thành công trong một công ty khi người đó làm việc một mình.​

  • Tính cách: Những loại người với tính cách nào sẽ thành công trong tổ chức của nhà tuyển dụng?
Tạo nên phong cách làm việc là một bước xa hơn để xem xét thái độ và cách cư xử (kỹ năng mềm của ứng viên) mà nhà tuyển dụng mong muốn ở một người tìm việc phù hợp. Mục tiêu để tìm thấy được người làm việc hiệu quả.​

Định hình mô tả công việc sẽ đề cập rõ nét hơn ở phần tiếp theo.
 
Bên này có chủ đề cũng hay nè, mọi người có thể đọc
mình thấy đoạn này cũng hay

dongde nói:
Việc đầu tiên là tuyển đúng người đúng việc. Nếu ko hợp thì ko cách nào bắt họ thăng hoa trong cv.

Sau khi có đúng người rồi thì trả lương cạnh tranh, khi họ biết họ làm được việc mà lương ko hợp lý thì họ chỉ tìm cách bỏ đi.
Để giảm chi phí, anh có thể kết hợp các cửa hàng, siêu thị để có phiếu mua hàng giảm giá. Lúc đó vừa tăng thu nhập cho nv, mà mình ko phải trả số tiền quá cao. Tùy anh chọn cách nào có lợi.

Khi đã có đôi ngũ vừa ý, thì phải làm sao giữ họ, giúp họ yêu thích cv.
Hãy tìm cách gắn nv vào sự phát triển của cty. Ví dụ họp toàn bộ nv mỗi tháng để cho nv biết cty đang tiến bộ ra sao. Khi tiến bộ thì nv sẽ được gì? Đừng để họ đoán già đoán non, hoặc suy nghĩ mình làm tốt thì cũng chủ nó hưởng chứ đâu tới phiên mình. Nếu để nv nghĩ vậy thì họ chỉ làm đối phó cho xong.

Hãy khuyến khích sự cạnh tranh, ghi nhận các góp ý nâng cao chất lượng. Ai có ý kiến hay, giúp cty thì phải thưởng cho họ. Cái này cũng giúp nv có trách nhiệm hơn.
Trong cuộc họp, hãy khen khi nv có tiến bộ hoặc làm gì đó tốt hơn bình thường, cũng như góp ý cái gì chưa được. Phải giải quyết dứt điểm các vđ đừng cho nó trôi qua mà ko làm rõ.

ktnino nói:
Bác đưa ra đề bài hơi bị chung chung.tùy theo mỗi ngành nghề sẽ có những biện pháp khác nhau.đối với khối kinh doanh sẽ khác,đối với khối sản xuất sẽ khác.mỗi thời điểm sẽ có cách làm khác nhau.chung quy người lao động mong muốn thứ gì?đảm bảo cuộc sống,môi trường làm việc tốt,mối quan hệ đồng nghiệp tốt.như mình vừa đóng vai trò làm chủ vừa đóng vai trò người lao động nên phải cân bằng lợi ích của cả 2 bên.làm thế nao để người lao động hiểu được lợi ích của bản thân gắn liền với sự tồn tại của doanh nghiệp.doanh nghiệp phát triển đi đôi với đời sống của người lao động được nâng cao.để người lao động hiểu được thì lúc nào cũng sẽ ra sức cống hiến,tinh thần lam việc luon o mức cao.thế nhưng cũng k nên quên rằng bất kỳ sự việc nào cũng phải cao mãi mãi,hoàn hảo mãi mãi.quan trọng là khi bạn thấy nhân viên đang xuống thì phải biết nhận ra để có thể thay đổi 1 cách khác để vực dậy nhân viên.hơi lang man tí nhưng chia sẻ cùng bác của 1 người quản lý 2500 nhân viên trong 16 năm.
bên OS nhiều gạo cội hơn bên này
 
Kênh tuyển dụng vieclam.congdongxaydung.vn chắc còn phải có thời gian dài mới thu hút được nhà tuyển dụng, mình giới thiệu mấy kênh sau

1. Đứng vị trí hạng nhất – xướng danh Vietnamworks
Kênh tuyển dụng Vietnamworks có lịch sử hoạt động tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2002. Đây vốn là một trong số những website chuyên cung cấp nhiều dịch vụ về việc làm, hỗ trợ việc làm và tuyển dụng trực tuyến đa ngành đa nghề đầu tiên ở Việt Nam. “Người” quản lý của Vietnamworks chính là Navigos Group.

2. Kênh hỗ trợ tìm việc Timviec365.vn

Đứng vị trí thứ hai không thể không kể tới kênh hỗ trợ việc làm và tuyển dụng Timviec365.vn. Tuy có tuổi đời hoạt động không nhiều năm và là một kênh việc làm trực tuyến khá mới trên thị trường song Timviec365.vn lại gây ấn tượng với cư dân mạng, nhất là những người đang có nhu cầu liên quan đến việc làm bởi khả những tính năng vô cùng tiện ích. Có lẽ trên thị trường hiện nay khó có site tìm việc nào hơn được timviec365.vn về các chức năng hỗ trợ cho người tìm việc?

Bởi lẽ, kênh trực tuyến này mang tới cho con người tính năng kép, thuận tiện cho cả nhà tuyển dụng và người ứng viên. Nhiều tiện ích được thiết kế và lên ý tưởng để tạo điều kiện thuận lợi nhất Dành cho ứng viên và Nhà tuyển dụng. Trên trang web có rất nhiều bài viết cẩm nang chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm việc làm cho ứng viên và kỹ năng tuyển dụng dành cho Nhà Tuyển dụng. Tùy vào từng nhu cầu của cá nhân mà các bạn có thể đọc tham khảo những bài viết chất lượng trong mục Góc chia sẻ.

Đặc biệt hơn cả, Timviec365.vn còn bổ sung tới người dùng tính năng tiện ích mà tôi cho rằng, đó cũng chính là nhu cầu thiết yếu nhất hiện này mà mỗi người đều mong muốn được hỗ trợ. Đó là mục Tạo CV online và So sánh lương. Với chuyên mục Tạo CV online, những bạn ứng viên từ chưa có kinh nghiệm cho đến dày dặn kinh nghiệm tìm kiếm việc làm thì cũng có được cơ hội tải CV phù hợp với nhu cầu xin việc làm của mình miễn phí.

3. Kênh tìm việc làm Mywork

Kênh tìm việc làm trực tuyến Mywork được thành lập từ năm 2011, Mywork vốn giữ được danh tiếng là một website nổi tiếng trên lĩnh vực tìm kiếm việc làm và hỗ trợ tuyển dụng tại Việt Nam và duy trì hiệu quả đến tận ngày hôm nay, khi mà thị trường hỗ trợ tuyển dụng trực tiếp đang có mức độ cạnh tranh vô cùng gay gắt. Nhiều website trẻ trung khác ra đời vẫn không thể đánh bật được vị trí hàng đầu của Mywork. Đơn vị chủ quan của trang web này chính là Công ty Cổ phần Giải pháp hệ thống thông tin ISS tại Việt Nam. Kênh Mywork hỗ trợ đăng tin tuyển dụng với nhiều vị trí việc làm, nhiều ngành nghề đảm bảo sự tìm kiếm phù hợp cho hầu hết các đối tượng, từ sinh viên cho tới những lao động phổ thông và nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao.

4. Kênh timviecnhanh.com

Theo mình timviecnhanh.com chính là một website về việc làm nổi tiếng đứng ở vị trí thứ 4 trong thứ hạng top những website tuyển dụng việc làm uy tín nhất. Đây là trang web về việc làm được quản lý bởi Công ty Cổ phần Nguồn Nhân Lực siêu Việt, chính thức ra mắt từ rất sớm , năm 2004.

5. Kênh Careerbuilder.vn

Kênh Careerbuilder.vn nổi tiếng là một trang web hỗ trợ tuyển dụng nằm trong quyền sở hữu của Careerbuilder Mỹ. Do đó đây là kênh phát triển mạng lưới trên toàn cầu mang theo công nghệ tuyển dụng tiên tiến. Trang web Careerbuilder có sức mạnh giúp kết nối những nhà tuyển dụng uy tín với những người ứng viên tiềm năng đang có nhu cầu tìm việc làm. Đồng thời, những nguồn ứng viên tìm đến với website được yêu cầu khá cao cho nên nếu như bạn có đầy đủ sự tự tin đối với khả năng của bản thân thì Careerbuilder khuyến khích các bạn mạnh dạn đăng ký, nộp hồ sơ ứng tuyển tại đây và yên tâm tìm kiếm được những nhà tuyển dụng hoàn toàn chất lượng, có thể đáp ứng cho các bạn những nhu cầu lớn về việc làm.

6. Kênh vieclam24h.vn

Cũng giống như kênh Timviecnhanh.com, vieclam24h.vn cũng chính là một trang web nằm trong quyền quản lý, sở hữu của Công ty Cổ phần Nguồn nhân lực siêu Việt. Khi đến với trang web này thì bạn hoàn toàn có cơ hội tìm thấy thông tin tuyển dụng với sự đa dạng các ngành nghề và vị trí việc làm khác nhau. Từ công việc bán thời gian cho tới nhiệm vụ việc làm toàn thời gian, từ nhóm việc làm lao động phổ thông cho tới công việc dành cho người lao động có trình độ tay nghề cao. Những doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng hoạt động trên trang Vieclam24h thường là những đơn vị, cơ sở có quy mô vừa và nhỏ. Nếu bạn nhận thấy khả năng của mình phù hợp với quy mô đó thì nên tìm cơ hội việc làm với trang web này.

7. Kênh Careerlink.vn

Kênh Careerlink.vn cũng thuộc vào một trong số các website về tuyển dụng việc làm uy tín nhất. Nếu kể về số lượng những việc làm hiện có trên trang web này thì không đếm xuể vì nó là một con số rất lớn, đa dạng các ngành nghề khác nhau. Các thông tin về tuyển dụng việc làm ở trên web site không những được đăng tải dành riêng cho những đối tượng nguồn nhân lực có kinh nghiệm việc làm dày dặn mà còn hướng tới cả những đối tượng là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường.


8. Kênh TopCV.vn

Người tìm việc có thể tạo cho mình một CV chuyên nghiệp trên topcv.vn như chính tên gọi của nó vậy. Mỗi ngày trang web này cung cấp hàng nghìn tin tuyển dụng chất lượng được cập nhật thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của các ứng tuyển viên. Người tìm việc chỉ cần đăng ký tài khoản, lập cv và tự nộp cv trực tuyến thông qua tài khoản của mình tới nhà tuyển dụng.

9. Kênh Jobstreet.vn

Jobstreet.vn là trang web hỗ trợ tìm việc trên phạm vi toàn quốc và có thâm niên lâu năm hoạt động trong lĩnh vực. Nhìn chung, các thông tin tuyển dụng tại website này đều khá chất lượng, nhiều ngành nghề, trên phạm vi cả nước nên ứng viên có thể dễ dàng tạo hồ sơ cá nhân, trực tiếp tìm hiểu và ứng tuyển một cách nhanh chóng nhất. Đặc biệt, công cụ còn bổ sung thêm mục tìm việc ở các nước khu vực châu Á nhằm mang đến cho bạn nhiều cơ hội việc tại nhiều nước chứ không chỉ có các đầu việc trong nước.

10. Kênh careerjet.com.vn là một công cụ tìm kiếm việc làm, được thiết kế nhằm tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng nhất cho người tìm kiếm việc làm, tổng hợp các quảng cáo việc làm có sẵn trên internet, cụ thể là từ các website công ty, trung gian tuyển dụng, các website tuyển dụng chuyên dụng lớn và đặt chúng trong duy nhất một cơ sở dữ liệu. Với một giao diện nhanh và đơn giản, người sử dụng có thể đồng thời tìm kiếm hàng chục nghìn việc làm từ các website khác nhau chỉ dưới một cửa sổ và tránh khỏi những rắc rối truy cập trên các website riêng lẻ. Bản thân các quảng cáo việc làm không phải của Careerjet, thay vào đó người sử dụng sẽ được hướng trở lại quảng cáo gốc. Nói một cách khác, Careerjet đóng vai trò là người hướng giao thông những người tìm việc làm tới các nhà tuyển dụng. Tương tự có Jobs.vn.indeed.com
 
Đánh giá cao timviec365.vn, ICC đã đăng 2 tin hoàn toàn miễn phí và rất đẹp

 
  • Like
Reactions: ThoSuaCua
Đánh giá cao timviec365.vn, ICC đã đăng 2 tin hoàn toàn miễn phí và rất đẹp

Trang này dở hơi lắm.
Đăng lên rồi nhưng gần như không có ứng viên liên hệ, miễn phí dở hơi
 
  • Like
Reactions: iccco and 2TCommece
Trang này dở hơi lắm.
Đăng lên rồi nhưng gần như không có ứng viên liên hệ, miễn phí dở hơi
Mấy trang như Vietnamworks hay timviecnhanh hay vieclam24 giờ toàn ứng viên rác không à , tức là những ứng viên không thèm đọc nội dung đăng tuyển, cứ nhảy xổ vào nộp đơn.

Cần lắm những trang chỉ lọc được ứng viên, chỉ cho ứng viên đủ tiêu chuẩn mới được nộp đơn
 
Các trang rao vặt việc làm như Vietnamwork , TimViecNhanh, Vieclam24h, Mywork, Viectotnhat, Timviec365 ..... chúng ta nên hiểu đây là rao vặt. Muốn tuyển dụng thì cần có người chuyên trách để lọc thông tin ứng viên cũng như liên hệ với họ. Đánh giá qua quá trình sử dụng thì đánh giá cao Vietnamwork và TimViecNhanh.

Đánh giá về chất lượng ứng viên thì từ Vietnamwork cao hơn TimViecNhanh, tuy nhiên TimViecNhanh tuy chất lượng nhân sự kém, hàng dạt .... nhưng ứng viên thực sự nộp hồ sơ, dẫn đến dễ tuyển người hơn.

Vietnamwork tuy nhân sự có chất lượng hơn, nhưng Vietnamwork toàn đưa về hồ sơ tào lao lý do tự động nộp hồ sơ giúp các ứng viên dẫn đến tình trạng là không thông tin trên CV quá cũ, rồi do nộp thay cho ứng viên nên khi mời phỏng vấn thì được trả lời đã có việc, hồ sơ tìm việc là hồ sơ cũ từ vài năm trước hoặc dẫn đến ứng viên hiểu lầm được nhà tuyển dụng quan tâm nên nhiều ứng viên đi phỏng vấn kiểu cầu may, biết đâu được công việc nhàn hơn, thu nhập cao hơn...dẫn tới tốn thời gian cho nhà tuyển dụng, dẫn đến mất thời gian của nhau. Chỉ trừ trường hợp quá khẩn cấp phải đăng tin trên nhiều website tuyển dụng thì phải đăng thêm trên Vietnamwork, chứ theo kế hoạch tuyển dụng đã lập thì không bao giờ đăng tin trên Vietnamwork.

Nếu có bộ phận nhân sự chuyên trách thì social media marketing để tuyển là vừa rẻ vừa hiệu quả, với ngành xây dựng thì các diễn đàn là kênh thích hợp nhất, tiếp đến thì facebook ... chứ LinkedIn thì không phù hợp.
 
LinkedIn thì dành cho thể loại nhân sự chuyên về chém gió, chứ lên dân kỹ thuật nói chung thì thua. Vietnamworks dạo này có xu hướng tuyển dụng theo đơn đặt hàng cho các công ty lớn hơn là phục vụ các công ty nhỏ. Nhiều trang giờ cũng chạy theo cái trò gợi ý hồ sơ ứng viên - liên hệ lại thì chán ôi là chán.

Một kênh tuyển dụng khá hay là qua nhân viên trong công ty, tận dụng các mối quan hệ của nhân viên, khi nhân viên giới thiệu bạn bè thì họ đã cảm thấy ứng viên có sự phù hợp nhất định với công ty mới giới thiệu, nhược của cái này là dễ tạo bè cánh, đụng chuyện là đôi khi kéo nhau đi cả loạt. Tuy nhiên nếu môi trường làm việc tốt thì không ngại ngần gì, vì thực tế thì nếu môi trường không đủ hấp dẫn thì dù có tuyển một nhân viên không có mối quan hệ với nhân viên trong công ty, đi ăn trưa với nhau vài bữa là họ thân nhau, rồi khi có bến đỗ mới hay hơn thị họ cũng hú nhau đi hết mà thôi.

Để hiệu quả cho kênh tuyển dụng qua các nhân viên trong công ty nên áp dụng thêm hình thức trả phí giới thiệu. Khi cần tuyển dụng, gửi nội dung tuyển dụng cho nhân viên trong công ty xem trước - xem có giới thiệu được ai không, sau đó mới tiến hành đăng tuyển. Để nhẹ nhàng thì có thể phí giới thiệu được trả bằng quà cũng được.

Và một cách cũng nhẹ nhàng và hiệu quả, tuyển dụng nhân sự từ công ty đối thủ.

Facebook thì khó tuyển được nhân sự có kinh nghiệm trừ phi bạn bè của chủ doanh nghiệp giới thiệu.
 
"Nếu bạn là thuyền trưởng trên tàu cướp biển và thủy thủ trên tàu sẽ bỏ phiếu về cách chia vàng. Nếu ít hơn một nửa số cướp biển đồng ý với bạn, bạn sẽ chết. Làm thế nào để bạn đề nghị phân chia vàng theo cách mà bạn có được phần tốt của chiến lợi phẩm mà vẫn sống sót?"

Đây là một trong những câu hỏi tuyển dụng nổi tiếng của Google. Và thế giới cũng đang tiếp tục trầm trồ khi dạng câu hỏi này xuất hiện ở cả các công ty nổi tiếng khác như Apple, Microsoft .v.v.

Bạn có thể dễ dàng nhận ra đấy chính là nhóm câu hỏi liên quan đến kỹ năng #GIẢI_QUYẾT_VẤN_ĐỀ. Điều đó cho thấy, "các ông lớn" coi trọng kỹ năng này đến thế nào. Thậm chí Bill Gates còn không ngần ngại tuyên bố: “Tôi luôn chọn những người lười biếng làm những việc khó khăn. Bởi vì họ luôn biết cách tìm ra những con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó”.
 
Bước 1: Dự báo nhu cầu về nguồn lực

Các nhà quản trị doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu nguồn lực trong tương lai của mình một cách chính xác:

  • Mục tiêu mong muốn đạt được là gì?
  • Những hoạt động cần phải thực hiện gì?
  • Sản xuất những sản phẩm/dịch vụ và quy mô như thế nào?
  • Dựa vào những thông tin trên, doanh nghiệp sẽ định hướng được nhu cầu nguồn lực gồm:
  • Số lượng: người lao động cho từng vị trí công việc là bao nhiêu?
  • Chất lượng: những phẩm chất và kỹ năng cần thiết mà nuồn lực cần có là gì?
  • Thời gian: khi nào thì cần dùng đến nguồn lực này?
Bước 2: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực

Để xác định ưu và khuyết điểm nguồn nhân lực các nhà quản trị doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố sau:

Phân tích về mặt hệ thống nguồn nhân lực gồm:

  • Số lượng, cơ cấu, trình độ, kinh nghiệm, năng lực, kỹ năng làm việc và thái độ làm việc cũng như các phẩm chất cá nhân.
  • Cơ cấu tổ chức: loại hình hoạt động, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ công việc trong cơ cấu tổ chức.
  • Chính sách quản lý nguồn nhân lực như: tuyển dụng, đào tạo,chế độ đãi ngộ, khen thưởng…vv
Phân tích về mặt quá trình gồm:

  • Mức độ hấp dẫn và lôi cuốn của công việc đối với người lao động.
  • Sự hài lòng của người lao động đối với công việc.
  • Môi trường văn hóa doanh nghiệp.
  • Phong cách quản trị, lãnh đạo.
  • Sự rõ ràng, cụ thể các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra.
  • Những rào cản, tồn tại của doanh nghiệp.
  • Cải tiến các hoạt động quản trị nguồn lực tại doanh nghiệp.

Bước 3: Quyết định điều chỉnh sự tăng hoặc giảm nguồn lực lao động

Ở bước này doanh nghiệp cần so sánh các nhu cầu nguồn lao động với thực trạng nguồn nhân lực. Nhằm xác định liệu nhân sự đang dư hay thiếu so với nhu cầu. Sau đó lựa chọn các giải pháp để khắc phục tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt lực lượng lao động.

Bước 4: Xây dựng kế hoạch thực hiện

Những nội dung chủ yếu để xây dựng kế hoạch thực hiện gồm:

Kế hoạch về việc tuyển dụng lao động.

Bảng kế hoạch phân bổ, bố trí lại cơ cấu tổ chức.

Dự án đề bạt và thuyên chuyển lao động.

Dự án tinh giảm những lao động dôi dư.

Bước 5: Đánh giá việc thực hiện

Khi đánh giá lại việc thực hiện kế hoạch, người quản trị cần phải:

Những sai lệch giữa mục đích ban đầu đã vạch ra với quá trình thực hiện kế hoạch thực tế.

Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các sai lệch đó.

Đưa ra các giải pháp, phương án điều chỉnh sai lệch và hoàn thiện lại.

Sau khi xác định và lên kế hoạch cần thiết về nguồn lao động trong tương lai. Doanh nghiệp cần phải tìm kiếm nguồn lực để đảm bảo nguồn nhân lực luôn sẵn có khi cần.